Tiêu điểm: Nhân Humanity

87% trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi mắc sởi là do không tiêm chủng

(VOH) - Sáng 10/11, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn TPHCM.

Tại TPHCM, dựa vào số liệu báo cáo sởi nhập viện từ tháng 1 đến ngày 16/10/2018, toàn thành phố có 220 trường hợp bệnh sởi được báo cáo trên hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm trong đó có 87% trong nhóm từ 9 tháng đến 2 tuổi mắc sởi do không tiêm chủng.

Qua giám sát dịch bệnh cho thấy, trẻ bị bệnh sởi tại TPHCM chủ yếu vẫn ở độ tuổi từ 9 tháng đến 2 tuổi  vì vậy ngành y tế đẩy mạnh tiêm vét vắc xin sởi cho các trẻ và mở rộng tiêm vét đến 5 tuổi.

Ảnh minh họa: TTO 

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP nói: “mục tiêu của chiến dịch làm sao triển khai tiêm được mũi vắc xin bổ sung này cho tất cả các trẻ để đảm bảo độ phủ sởi, rubella cho các trẻ nhằm khống chế sự lây lan và mắc bệnh sởi của trẻ đặc biệt trong mùa đông xuân. Để đảm bảo độ phủ vắc xin chúng tôi cũng sẽ tiếp tục trong những năm sau.”

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, việc duy trì tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin sởi ở trẻ dưới 2 tuổi đạt 95% là yếu tố cơ bản để loại trừ bệnh sởi. Ngoài ra, cần triển khai các đợt tiêm vét, tiêm chiến dịch theo tình hình dịch tễ.

Sở Y tế đã tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn TPHCM.

Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn TPHCM.

Trong đợt này, TPHCM sẽ tiêm cho trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi ước dự kiến khoảng 300.000 trẻ, triển khai 2 hình thức một là tiêm tại trường học cho trẻ đi học tiêm, hai là tiêm tại trạm y tế phường xã cho trẻ không đi học và tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm tại trường học. 

Chống lại lão hóa ngay từ tuổi 20 - Quá trình lão hóa sớm là một cuộc chiến lâu dài. Để không phải hối hận khi quá muộn, thì lời khuyên dành cho bạn là phải chống lại “nó” ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt, càng trẻ ...
Đẩy lùi gan nhiễm mỡ nhờ cho con bú - Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng hoặc hơn giảm được nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu bia (NAFLD).
Bình luận