Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bác bỏ ‘tin đồn’ tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

(VOH) – Tại nhiều quốc gia trên thế giới hay ngay cả ở Việt Nam, không ít người dân có tâm lý e ngại khi thực hiện tiêm vaccine Covid-19 do lo sợ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và mang thai.

Việc nghiên cứu và sản xuất các loại vaccine Covid-19 được xem là một “lá chắn” cực kì quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của người dân trên toàn thế giới khỏi sự tấn công của virus Corona. Tuy nhiên, trong quá trình vận động tiêm chủng, thông tin “tiêm vaccine Covid-19 sẽ gây vô sinh” khiến rất nhiều người hoang mang. Vậy thực hư thế nào?

1. Tiêm vaccine Covid-19 ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?

Chúng ta biết rằng lớn vaccine Covid-19 đều hoạt động dựa trên nguyên tắc cung cấp lượng virus SARS-CoV-2 bất hoạt, chúng sẽ “làm quen” với hệ miễn dịch, từ đó giúp cơ thể có khả năng nhận diện nhanh virus và giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Chính vì vậy, theo Bộ Y tế cùng các nhà nghiên cứu khoa học đầu ngành đều khẳng định rằng tin đồn tiêm vaccine Covid-19 gây vô sinh hoàn toàn KHÔNG đúng, KHÔNG có căn cứ và bằng chứng xác thực nào về ảnh hưởng của những loại vaccine này tới khả năng sinh sản.

bac-bo-tin-don-tiem-vaccine-covid-19-anh-huong-toi-kha-nang-sinh-san-btv124-voh-0
Tiêm vaccine Covid-19 hoàn toàn không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, một số thống kê thậm chí còn chỉ ra rằng chất lượng tinh trùng của nam giới sẽ phục hồi chậm trong vòng 3 tháng sau khi nhiễm Covid-19. Cùng với đó, sự xâm nhập của virus Corona vào cơ thể nữ giới cũng để lại tác động tiêu cực tới hoạt động của buồng trứng. Theo đó, nang trứng không thể phát triển đầy đủ, đồng thời nội mạc tử cung cũng trở nên mỏng hơn, gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.

Xem thêm: Khả năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng sau khi nhiễm Covid-19?

2. Sau tiêm vaccine Covid-19 bao lâu thì nên mang thai?

Như đã chia sẻ, tuân thủ tiêm ngừa đầy đủ vaccine Covid-19 là khuyến cáo quan trọng dành cho các cặp vợ chồng đang có ý định sinh em bé. Do đó, ở thời kì thăm khám tiền sản, cả năm giới và nữ giới đều phải đảm bảo tiêm tối thiểu 2 mũi cơ bản của vaccine Covid-19.

Lúc này, theo khuyến cáo từ các bác sĩ sản khoa, để kháng thể chống virus Corona hoạt động hiệu quả nhất cũng như tăng khả năng thụ thai, hãy tính toán thời gian mang thai sau tiêm vaccine Covid-19 khoảng 5 – 7 tuần.

3. Phụ nữ mang thai tiêm vaccine Covid-19 cần lưu ý điều gì?

Nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của cả mẹ lẫn thai nhi, phụ nữ mang thai tiêm vaccine Covid-19 cần nằm lòng thực hiện đúng các lưu ý quan trọng dưới đây:

3.1 Tiêm vaccine Covid-19 đúng thời điểm

Với mục đích phòng chống tối đa virus SARS-CoV-2, phụ nữ mang thai phải được tiêm mũi 1 vaccine Covid-19 khi đủ 13 tuần và mũi 2 trước thời điểm 36 tuần. Hiện nay, theo Bộ Y tế cấp phép, phụ nữ mang thai được chỉ định tiêm chủng các loại vaccine COVID-19 gồm Astrazeneca, Mordena, Prizer BioNTech, chống chỉ định tiêm chủng đối với Sputnik V.

Xem thêm: TPHCM: Ai sẽ được tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung, nhắc lại?

3.2 Theo dõi các phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19

Cơ thể của thai phụ thường rất nhạy cảm và nguy cơ mắc phản ứng phụ sau tiêm có thể tăng cao hơn. Do vậy, lời khuyên là trong vòng 3 ngày sau tiêm vaccine Covid-19, các mẹ tuyệt đối không được ở một mình.

Trong trường hợp bị sốt cao trên 38 độ C, hãy sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol liều lượng 500mg (1 viên) mỗi lần, uống cách 6 tiếng nếu có sốt lại. Theo dõi sát sao các triệu chứng sức khỏe bất thường và nhanh chóng tới cơ sở y tế để kịp thời xử lý.

bac-bo-tin-don-tiem-vaccine-covid-19-anh-huong-toi-kha-nang-sinh-san-btv124-voh-1
Sau khi tiêm vaccine Covid-19 mẹ bầu cần chú ý theo dõi các phản ứng phụ (Nguồn: Internet)

3.3 Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng

Sau khi hoàn thành các mũi tiêm Covid-19, mẹ bầu vẫn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, thời gian đầu sau tiêm có thể tham khảo uống thêm nước dừa, nước trái cây và dùng các món ăn dạng lỏng như cháo hoặc súp.

Xem thêm: Tổng hợp 9 cách nấu cháo cho người ốm đơn giản, bổ dưỡng để nhanh chóng 'lại sức'

3.4 Sắp xếp lại lịch tiêm chủng các vaccine khác

Việc tiêm phòng vaccine Covid-19 hầu như không ảnh hưởng tới tác động của những loại vaccine khác dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ có lịch tiêm vaccine uốn ván và vaccine sởi thì nên lưu ý tiêm trước 14 ngày khi tiêm vaccine phòng Covid-19 hoặc sau 28 ngày kể từ khi tiêm vaccine Covid-19.

Trước diễn biến còn phức tạp của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, tiêm phòng đầy đủ vaccine Covid-19 là biện pháp phòng chống nguy cơ nhiễm bệnh cấp bách mà mỗi chúng ta đều cần chủ động thực hiện. 

Bình luận