Tiêu điểm: Nhân Humanity

Bài thuốc dân gian đơn giản chữa trị dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày

(VOH) - Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp dân gian được lưu truyền như dùng mật ong, nghệ đen, nghệ vàng,… nhằm giảm thiểu các cơn đau trong giai đoạn đầu.

Hiện nay, tỷ lệ người tìm đến các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng dân gian ngày càng nhiều bởi tính hiệu quả trong điều trị bệnh mà hiếm khi để lại biến chứng. Tuy nhiên, không hẳn bài thuốc dân gian nào cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh như lời đồn nếu không được sử dụng đúng cách.

Sau đây là những bài thuốc chữa đau dạ dày bằng dân gian hiệu quả nhất tại nhà thường được mọi người chia sẻ. 

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ nghệ tươi và mật ong

Nghệ tươi được biết tới là loại thực phẩm giúp trị sẹo, và dùng trong nấu ăn hàng ngày giúp món ăn thêm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra, nghệ được sử dụng chữa đau dạ dày.

chữa bệnh dạ dày dân gian

Nghệ đen hay vàng đều có tác dụng giúp chống lại các vết loét dạ dày. Ảnh minh họa: internet

Nghệ đen hay vàng đều có tác dụng giúp chống lại các vết loét dạ dày, giúp giảm tiết dịch vị. Nghệ vàng còn có tác dụng giúp chống viêm, giúp làm lành các vết loét.

Để chữa khỏi bệnh dạ dày, người bệnh nên kết hợp cùng mật ong để đạt kết quả cao nhất. (có thể dùng bột nghệ thay cho nghệ tươi).

* Nguyên liệu: 2 muỗng bột nghệ nhỏ, 1 muỗng mật ong nhỏ.

* Cách làm:

- Hòa tan bột nghệ, mật ong vào 1 cốc nước ấm nhỏ.

- Khuấy đều cho hỗn hợp tan đều, bạn sẽ được hỗn hợp dùng để chữa đau dạ dày hiệu quả.

* Cách sử dụng: Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh dùng 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn. Bột nghệ và mật ong sẽ giúp làm lành các vết thương trong dạ dày.

Bột nghệ nếu không uống quen rất đắng. Vì thế, bạn có thể thay thế bằng việc sử dụng tinh bột nghệ.

Bài thuốc chưa viêm loét dạ dày từ gừng

Gừng là vị thuốc giúp chữa được nhiều bệnh. Bên trong gừng chứa thành phần kháng viêm, có tác dụng chống oxy hóa. Việc sử dụng 1 lát gừng tươi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi dạ dày bị đau.

chữa bệnh dạ dày dân gian

Việc sử dụng 1 lát gừng tươi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi dạ dày bị đau. Ảnh: internet

* Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi

* Cách dùng: Gừng tươi đem rửa sạch, thái mỏng và thả vào tách trà. Bạn hãy sử dụng đều đặn vào buổi sáng và chiều sẽ giúp cải thiện cơn đau của mình. Tuy nhiên, nếu uống vào buổi tối, sẽ khiến cho bạn khó ngủ.

Ngoài ra, có thể ép lấy 1 muỗng nước gừng tươi, 1 muỗng nước chanh và thêm 1 muỗng mật ong cho vào cốc nước ấm quấy đều lên. Uống hỗn hợp này đều đặn buổi sáng tốt cho dạ dày của mình.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng từ cam thảo

Theo nghiên cứu, cam thảo là vị thuốc có tác dụng bồi bổ, tăng trọng lượng và sức dẻo dai của cơ thể. Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét.

chữa bệnh dạ dày dân gian

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc. Ảnh minh họa: internet

Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc. Vị thuốc này có tác dụng: ích khí, giải độc, làm tan đờm chống ho, giảm đau, giảm co thắt, thanh nhiệt giải độc,… và điều trị viêm loét dạ dày rất hiệu quả.

Chính vì vậy, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng cam thảo như một vị thuốc đặc trị bệnh hiệu quả và an toàn.

* Nguyên liệu: 2 - 3 gram cam thảo.

* Cách làm:  Cho cam thảo vào ấm thêm 3 chén nước đem đun, khi nước sôi khoảng 5 phút là được.

* Cách dùng: Chia nước thuốc này uống 3 lần trong ngày, dùng khi còn ấm và trước các bữa ăn từ 20-30 phút để mang lại hiệu quả cao nhất vì khi đó cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày.

Chú ý: Chỉ dùng cam thảo trong khoảng 1 - 2 tuần rồi ngưng vài ngày mới sử dụng tiếp để tránh hiện tượng tích nước gây phù nề mặt. Không áp dụng bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà này cho những người bụng trướng đầy do thấp trệ, cao huyết áp, phụ nữ đang mang thai hoặc bị bệnh gan, thận suy yếu.

Không dùng chung cam thảo với các nhóm thuốc: corticosteroid, thuốc chứa digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide.

Đau bao tử thường xuất hiện bất chợt và kéo dài. Đồng thời tần suất cơn đau ngày một xuất hiện dày đặc khiến cho bạn luôn cảm thấy lo âu, mệt mọi.

Chính vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày, bạn nên có một thói quen sinh hoạt khoa học để phòng tránh căn bệnh dạ dày.

Những biện pháp phòng tránh bệnh viêm dạ dày tá tràng hiệu quả

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ. Cung cấp đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều, chia thành nhiều bữa trong ngày, đúng giờ để tạo điều kiện cho dạ dày hoạt động hiệu quả và đảm bảo sức khỏe.

Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi .

Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày; tránh vừa ăn vừa làm việc hay vừa ăn vừa uống.

Không nên ăn trước khi đi ngủ.

Cân nặng

Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân làm bệnh dạ dày thêm nặng, khi bị béo, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đẩy axit tràn vào thực quản gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua. Do đó, cần kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý nhất.

Không dùng các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit, chất kích thích…

Thực phẩm có vị chua: cóc, xoài, dưa muối, chanh…khi ăn vào làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên gây viêm dạ dày.

Thực phẩm cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, hành … là những thực phẩm kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị gây tổn thương dạ dày.

Cà phê: Kích thích dạ dày tiết axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày.

Thức uống có gas: Khi uống vào sinh làm dạ dày phình to ra, gây trướng bụng đồng thời kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn.

Muối: hạn chế ăn mặn nếu có thể vì những người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cao hơn.

bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày thường xuất hiện bất chợt và kéo dài. Ảnh minh họa: internet

Hạn chế thuốc giảm đau

Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau như đau đầu, đau lưng, đau cơ, thậm chí là đau bụng kinh,... cần hạn chế dùng thuốc giảm đau, nếu cần thiết phải dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì các loại thuốc giảm đau chính là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày.

Tránh căng thẳng

Người bị đau dạ dày thường có các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu và thường bị nhiều nhất khi bạn căng thẳng, lo lắng.

Do đó, cần tăng cường các hoạt động ngoài trời, đi du lịch, chơi thể thao, đọc sách, tập yoga, ngồi thiền,.. những hoạt động này sẽ giúp tinh thần thoải mái, lạc quan, giảm căng thẳng, giúp phòng tránh bệnh.

Bình luận