Chờ...

Cấp cứu bé gái 26 ngày tuổi bị thoát vị bẹn nghẹt, nguy cơ ảnh hưởng khả năng sinh sản

VOH - Thoát vị bẹn nghẹt là một tình trạng nguy hiểm và khó chẩn đoán, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, khi cơ quan bị thoát vị có thể hoại tử nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mới đây bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí đã cấp cứu thành công một trường hợp bé gái sơ sinh bị thoát vị bẹn nghẹt, tránh được nguy cơ tổn thương nặng nề cho buồng trứng của trẻ.

Trường hợp này là bé gái B.N.A, 26 ngày tuổi, trú tại Hải Dương, sinh non ở tuần thai thứ 35 với cân nặng 2,5 kg. Theo gia đình, trẻ có khối phồng ở vùng bẹn phải, phồng lên khi bé quấy khóc và xẹp khi ngủ. Khối sưng không có dấu hiệu viêm nhiễm, trẻ bú mẹ bình thường. Tuy nhiên, sau 5 ngày, trẻ bắt đầu nôn nhiều và khối phồng trở nên cứng hơn, khiến gia đình lo lắng đưa trẻ đi cấp cứu. Tại bệnh viện, sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bé được chẩn đoán thoát vị bẹn nghẹt và nhanh chóng được chỉ định phẫu thuật.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện buồng trứng và vòi trứng của trẻ bị thoát vị nhưng may mắn chưa có dấu hiệu hoại tử. Sau đó, các bác sĩ đã đưa tổ chức thoát vị trở lại ổ bụng và tiến hành khâu phúc mạc để tránh tái phát. 

Bản sao của thumb liên cầu lợn (27)
Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC

ThS.BS Nguyễn Văn Long, Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hoá & Tổng hợp tại bệnh viện, cho biết: “Trường hợp này rất may mắn được phát hiện và phẫu thuật kịp thời, giúp bảo toàn buồng trứng và phòng ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.” Để tránh biến chứng nghiêm trọng từ thoát vị bẹn, đặc biệt ở trẻ sinh non có nguy cơ cao, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên kiểm tra y tế định kỳ và sớm đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.

Từ đây tạo thành một khối phồng ở vùng bẹn. Khối phồng này sẽ được gọi là thoát vị bẹn nếu xuất hiện ở bé trai và thoát vị ống nuck ở bé gái. Trẻ sinh non có nguy cơ thoát vị bẹn cao hơn trẻ sinh đủ tháng.

Thoát vị bẹn là dị tật bẩm sinh xảy ra do ống phúc tinh mạc không đóng kín, tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng thoát ra ngoài qua ống này. Từ đây tạo thành một khối phồng ở vùng bẹn. Khối phồng này sẽ được gọi là thoát vị bẹn nếu xuất hiện ở bé trai và thoát vị ống nuck ở bé gái. Trẻ sinh non có nguy cơ thoát vị bẹn cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trường hợp của bé B.N.A rất may mắn được phẫu thuật kịp thời, tránh được nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản sau này.