Tiêu điểm: Nhân Humanity

Việt Nam đã tiêm chủng hơn 33,6 triệu liều vaccine COVID-19, phê duyệt Vaccine Abdala

(VOH) - Đến trưa 18/9, cả nước đã tiêm hơn 33,6 triệu liều vaccine COVID-19 trong đó tiêm mũi 1 khoảng 21,2 triệu và tiêm mũi 2 khoảng 6,2 triệu người.

Việt Nam đã tiêm hơn 33,6 triệu liều vaccine COVID-19

Theo Bộ Y tế Việt Nam, đến nay cả nước đã thực hiện tiêm được hơn 33,6 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó đã tiêm mũi 1 cho khoảng 21,2 triệu người và đã tiêm mũi 2 cho khoảng 6,2 triệu người. 

Liên quan đến vaccine, ngày 17/9/2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 4471/QĐ-BYT ngày 17/9/2021 về việc phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 

Việt Nam đã tiêm chủng hơn 33,6 triệu liều vaccine COVID-19, phê duyệt Vaccine Abdala 1
Vaccine Abdala được phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. 

Vaccine Abdala được phê duyệt theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.

Vaccine Abdala sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries, Base Business Unit (BBU) AICA – Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) – Cuba.

Tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) là nơi đề nghị phê duyệt vaccine này.

Vaccine Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vaccine protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của vi rút SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vaccine được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

Bộ Y tế cũng quy định các điều kiện đi kèm việc phê duyệt Abdala cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung vào công bằng vaccine

Tại Phiên họp lần thứ 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) ngày 14/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các nhà lãnh đạo tham dự, đảm bảo tiếp cận công bằng với vacine COVID-19 và các công cụ cứu sống khác; đảm bảo thế giới được chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với các đại dịch trong tương lai và nỗ lực đổi mới để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Vaccine là công cụ quan trọng nhất để chấm dứt đại dịch, cứu sống và sinh kế.

Hơn 5,7 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu nhưng 73% tổng số liều đã được sử dụng ở 10 quốc gia. Sự bất bình đẳng về vaccine càng kéo dài, virus sẽ tiếp tục lưu hành và phát triển và sự gián đoạn kinh tế và xã hội sẽ tiếp tục kéo dài.

Mục tiêu của WHO là tiêm chủng cho ít nhất 40% dân số của mọi quốc gia vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm sau. Các mục tiêu này có thể đạt được nếu các quốc gia và nhà sản xuất cam kết thực sự về công bằng vaccine.

WHO kêu gọi tất cả các quốc gia phá vỡ chu kỳ 'hoảng sợ và bỏ mặc' được thấy sau các trường hợp khẩn cấp về y tế trước đây, đồng thời cam kết nguồn lực tài chính đầy đủ cũng như ý chí chính trị để tăng cường khả năng sẵn sàng ứng phó với tình trạng khẩn cấp về y tế trên toàn cầu.

WHO kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tụ họp tại UNGA trong tuần này để nắm bắt thời điểm và cam kết hành động phối hợp, nguồn lực đầy đủ và đoàn kết, để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con người và hành tinh.

Bình luận