Tiêu điểm: Nhân Humanity

Mỹ tiếp tục gây tranh cãi khi cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine

UKRAINA - Ngày 20/11, các quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc tin rằng việc cung cấp mìn chống bộ binh là một trong những cách hữu ích nhất mà chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể hỗ trợ Ukraine.

Mặc dù trước đây Mỹ đã cung cấp mìn chống tăng cho Ukraine, việc bổ sung mìn chống bộ binh có thể làm chậm bước tiến của quân đội Nga, đặc biệt khi sử dụng kết hợp với các vũ khí khác từ phương Tây.

Loại mìn này được cho là “không bền”, tức là chúng có thể tự hủy hoặc mất điện tích khiến chúng không hoạt động, điều này làm giảm nguy cơ cho dân thường.

Ukraine cam kết sẽ không triển khai mìn tại những khu vực đông dân cư, và việc sử dụng mìn sẽ chỉ giới hạn trong lãnh thổ Ukraine, đặc biệt là ở miền đông, nơi quân đội Ukraine đang vật lộn với các cuộc không kích liên tục và các nhóm tấn công nhỏ của Nga.

afp2024060434v672ev4previewukrainerussiaconflictwar-1732071237427184450939
Một nhân viên rà phá bom mìn ở vùng Mykolaiv của Ukraine ngày 4/6 - Ảnh: AFP

Mìn chống bộ binh có thể giúp Ukraine tạo ra các tuyến phòng thủ vững chắc hơn và làm chậm bước tiến của quân Nga. Chúng có thể khiến quân đội Nga di chuyển vào các khu vực nằm trong tầm bắn của pháo binh và tên lửa Ukraine, góp phần vào khả năng phòng thủ của Kiev.

Một quan chức Mỹ nhấn mạnh những quả mìn này được chế tạo đặc biệt để giúp Ukraine đối phó với các tổn thất nghiêm trọng và sự tàn phá của quân đội Nga.

Trước khi quyết định cung cấp mìn chống bộ binh, Tổng thống Biden từng ngần ngại, do lo ngại về rủi ro đối với dân thường, dù mìn tự hủy được cho là giảm thiểu tác động này.

Động thái cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine có thể sẽ gây tranh cãi, vì hơn 160 quốc gia đã tham gia Hiệp ước Ottawa, cấm triển khai và chuyển giao loại mìn này. Nga và Mỹ đều không tham gia vào công ước.

Bình luận