Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ông Trump dọa giành lại quyền quản lý kênh đào Panama

VOH - Ngày 21/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra tuyên bố gây chú ý khi cảnh báo rằng Mỹ có thể yêu cầu giành lại quyền quản lý kênh đào Panama vì mức phí sử dụng hiện tại quá cao.

Trong các bài đăng trên mạng xã hội Truth Socia, ông Trump tuyên bố Mỹ có thể giành lại quyền quản lý kênh đào Panama nếu Panama này không tôn trọng các điều khoản trong hiệp ước chuyển giao quyền quản lý năm 1977. Cụ thể, ông Trump chỉ trích mức phí sử dụng kênh đào mà Panama áp dụng với tàu thuyền Mỹ là "quá cao" và "không công bằng".

Ông Trump nhấn mạnh rằng Kênh đào Panama đã được Mỹ xây dựng và quản lý trong nhiều thập kỷ trước khi chuyển giao toàn bộ quyền kiểm soát cho Panama vào năm 1999.

Theo Tổng thống đắc cử Mỹ, hành động này không nhằm phục vụ lợi ích của bất kỳ bên thứ ba nào mà là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước. "Nếu các nguyên tắc pháp lý và đạo đức không được tuân thủ, chúng tôi sẽ yêu cầu trả lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama cho Mỹ một cách toàn diện," ông Trump tuyên bố.

donald-trump-says-he-might-deman
Một tàu container treo cờ Singapore đi qua kênh đào Panama, ngày 12/8/2028 - Ảnh: REUTERS

Ông Trump cũng gợi ý rằng các điều khoản của hiệp ước năm 1977 cho phép Mỹ có quyền yêu cầu khôi phục quyền kiểm soát nếu các thỏa thuận không được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, ông không cung cấp bằng chứng cụ thể cho những cáo buộc này.

Kênh đào Panama, dài 82 km, là tuyến đường thủy chiến lược nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu. Khoảng 5% lưu lượng hàng hải quốc tế đi qua kênh đào này mỗi năm, với các quốc gia sử dụng chính bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Doanh thu từ kênh đào năm 2024 được dự báo đạt mức kỷ lục gần 5 tỷ USD, theo Ban quản lý kênh đào Panama.

ADM7V4VDFNLGZBS5CAFM7665HE (1)
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump phát biểu tại Mar-a-Lago ở Florida, ngày 16/12/2024 - Ảnh: REUTERS

Kênh đào Panama là biểu tượng của mối quan hệ chặt chẽ giữa Mỹ và Panama từ đầu thế kỷ 20. Mỹ đã xây dựng kênh đào này sau hiệp ước ký năm 1903, đồng thời kiểm soát khu vực xung quanh kênh đào trong suốt nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, những tranh cãi kéo dài đã dẫn đến việc ký kết hai hiệp ước vào năm 1977 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, đặt ra lộ trình chuyển giao quyền kiểm soát hoàn toàn cho Panama và quá trình này hoàn tất vào năm 1999.

Các nhà phân tích nhận định rằng tuyên bố của ông Trump, dù thu hút sự chú ý, khó có thể thay đổi thực tế hiện tại. Theo hiệp ước năm 1977, Panama đã được trao quyền kiểm soát toàn diện đối với Kênh đào Panama, và Mỹ không có cơ sở pháp lý rõ ràng để đòi lại quyền quản lý.

Mặc dù vậy, phát biểu của ông Trump thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận ngoại giao của Mỹ dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông - theo Reuters.

Bên cạnh đó, lý do cụ thể khiến ông Trump đưa ra phát biểu này vẫn chưa được làm rõ. Mặc dù Trung Quốc đã gia tăng đáng kể sự hiện diện tại khu vực Mỹ Latinh trong hai thập kỷ qua, và thực tế có một công ty trụ sở tại Hong Kong đang quản lý 2 cảng nằm ở 2 đầu Kênh đào Panama, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trực tiếp tham gia vào việc quản lý hoặc kiểm soát hoạt động của tuyến đường thủy chiến lược này.

Bình luận