Tiêu điểm: Nhân Humanity

Tuyên bố chung G20: "Những cuộc khủng hoảng đa chiều chưa từng có"

(VOH) - Hội nghị thượng đỉnh G20 đã bế mạc sau hai ngày làm việc và tuyên bố chung được thông qua.

Tuyên bố chung thượng đỉnh G20 đề cập đến nhiều lĩnh vực: Kinh tế, an ninh, lương thực, khí hậu… Trong đó, nhận định nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với “những cuộc khủng hoảng đa chiều chưa từng có”, từ xung đột ở Ukraine đến lạm phát tăng, buộc nhiều nước phải siết chính sách tiền tệ...

Hội nghị cấp cao thường niên của nhóm G20 (20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) diễn ra trong hai ngày 15 - 16.11 tại Bali (Indonesia), giữa lúc kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều thách thức.
Hội nghị cấp cao thường niên của nhóm G20 (20 nền kinh tế phát triển và mới nổi) diễn ra trong hai ngày 15 - 16/ 11 tại Bali (Indonesia).

Các lãnh đạo G20 đồng ý thận trọng với tốc độ tăng lãi suất để tránh tác động lan tỏa. Các nước  lưu ý đến lo ngại của các nền kinh tế mới nổi về nguy cơ dòng vốn khổng lồ chảy ra ngoài nếu Mỹ tiếp tục tăng lãi suất.

Liên quan đến cuộc xung đột Ukraine, Tuyên bố nhấn mạnh có một số quan điểm khác và đánh giá khác nhau về tình hình và các biện pháp trừng phạt, nhưng hầu hết các nước thành viên lên án mạnh mẽ cuộc xung đột tại Ukraine, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân và làm trầm trọng thêm những vấn đề yếu kém của nền kinh tế toàn cầu.

"Xung đột ở Ukraine đang gây ra sự đau khổ to lớn cho con người và làm trầm trọng thêm những bất ổn hiện có trong nền kinh tế toàn cầu - kìm hãm tăng trưởng, gia tăng lạm phát, phá vỡ chuỗi cung ứng, làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng, đồng thời làm tăng rủi ro ổn định tài chính”, Tuyên bố chung G20 nêu.

Xem thêm: Hơn 50 quan chức, chính trị gia Ireland vào "danh sách đen" của Nga

Tuyên bố bày tỏ lo ngại về những thách thức an ninh lương thực, ngày càng trầm trọng hơn do căng thẳng và xung đột gần đây. Các nước G20 cam kết thực hiện các hành động khẩn cấp để chống đói nghèo, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Kêu gọi sự chuyển dịch nhanh chóng hướng tới nền nông nghiệp, hệ thống lương thực và chuỗi cung ứng bền vững...

Bình luận