Tiêu điểm: Nhân Humanity

Vụ nổ Beirut, Lebanon: Nguyên nhân ban đầu của vụ việc

(VOH) - Số nạn nhân tử vong vì vụ nổ rung chuyển Beirut, Lebanon ngày 4/8 đã tăng lên ít nhất 100 người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đề nghị hỗ nhân đạo đối với Lebanon.

Số người chết tăng

Ngày 4/8, hai vụ nổ tại thủ đô Beirut của Lebanon, khiến một phần lớn diện tích trong khu vực bị san bằng, hàng loạt xe cộ bị lật tung và rất nhiều nhà cửa, đền thờ, trường học và cả bệnh viện đều bị phá hủy.

Sức mạnh của vụ nổ này bằng một trận động đất 3,5 độ Richter, theo GFZ, trung tâm khoa học địa chất của Đức. Có thể nghe thấy và cảm nhận được vụ nổ ở Cộng hòa Síp cách đó hơn 200 km trên Địa Trung Hải.

Số nạn nhân thiệt mạng vì vụ nổ đã tăng lên ít nhất 100 người, gần 4.000 người khác bị thương và rất nhiều người còn mất tích. Số người tử vong được dự báo sẽ còn tăng cao. Thảm họa này thực sự là cú sốc và đối với Lebanon, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang lây lan nhanh và diễn biến vô cùng phức tạp tại đây. Điều kiện y tế vốn đã quá tải, kinh tế suy sụp và giờ đây quốc gia này lại tiếp tục gánh thêm hậu quả từ vụ nổ đang gây chấn động toàn thế giới.

Nguyên nhân ban đầu của vụ việc được cho là do 2.750 tấn ammonium nitrate chứa tại nhà kho của một bến cảng trong khu vực đã phát nổ. Đây là loại hóa chất thường dùng trong phân bón và chế tạo bom - đã được lưu trữ thời gian lên đến 6 năm mà không có bất kỳ phương án xử lý hay phòng bị nào.  

Nổ lớn rung chuyển Lebanon: Số người chết tiếp tục tăng, nhiều nước đề nghị hỗ trợ

Nổ lớn rung chuyển Lebanon: Số người chết tiếp tục tăng, nhiều nước đề nghị hỗ trợ

Nổ lớn rung chuyển Lebanon: Số người chết tiếp tục tăng, nhiều nước đề nghị hỗ trợ

Hiện trường đổ nát tại Beirut, Lebanon sau vụ nổ kinh hoàng ngày 4/8/2020. Theo các chuyên gia hạt nhân tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), vụ nổ này tương đương với 240 tấn thuốc nổ TNT. Ảnh: NY Times, Reuters

Sự kinh hoàng của vụ nổ ở cảng Beirut gợi lại những ngày mà hỗn loạn, đánh bom trong thời kỳ nội chiến năm 1975 - 1990 và những lần xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah.

Đại sứ quán Mỹ ở Beirut đã ra khuyến cáo về khí độc và yêu cầu mọi người đeo khẩu trang và ở nhà. "Có thông tin về khí độc thải ra trong vụ nổ do vậy mọi người trong khu vực nên ở nhà và đeo khẩu trang nếu có thể".

Tổng thống Lebanon - ông Michel Aoun nói cần ban bố lệnh khẩn cấp ở thủ đô Beirut trong 2 tuần sau vụ nổ lớn gây rung chuyển ở thủ đô. Ông cũng kêu gọi họp nội các khẩn cấp vào ngày 5/8.

Nhiều nước đề nghị hỗ trợ

Trước tình hình này, nhiều quốc gia trên thế giới đã đề nghị hỗ trợ nhân đạo đối với Lebanon. Bộ trưởng Giáo dục Anh - Nick Gibb phát biểu trên BBC cho biết chính phủ nước này đang khẩn trương tiến hành họp bàn tìm phương án hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho chính phủ Lebanon. Ông Gibb nói nước Anh sẽ sớm ra thông báo chính thức về các khoản hỗ trợ này dành cho Lebanon.

Nổ lớn rung chuyển Lebanon: Số người chết tiếp tục tăng, nhiều nước đề nghị hỗ trợ

Vị trí vụ nổ ở Beirut ngày 4/8/2020. Ảnh: CNN

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đăng trên mạng xã hội Twitter, cho biết "Nước Mỹ đang dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ người dân Lebanon đứng dậy sau thảm kịch kinh hoàng này."

Ngoài ra, các quốc gia vùng Vịnh cũng khẳng định luôn sẵn sàng hỗ trợ Lebanon. Theo đó, Qatar hứa sẽ điều bệnh viện dã chiến, Kuwait thông báo sẽ gửi viện trợ y tế khẩn cấp tới Lebanon. 

Iran cũng đã đưa ra lời đề nghị hỗ trợ y tế cho Lebanon. Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu trên truyền hình nhà nước: “Iran chính thức thông báo luôn sẵn sàng gửi vật phẩm y tế, hỗ trợ điều trị cho nạn nhân vụ nổ và một số yêu cầu khác khi cần thiết từ phía Lebanon. Chúng tôi hy vọng các thiệt hại của vụ nổ sẽ nhanh chóng được khắc phục và hòa bình sẽ sớm trở lại ở Beirut.”

Ngay cả nước láng giềng Israel, quốc gia về mặt kỹ thuật vẫn còn trong tình trạng chiến tranh với Lebanon, cũng đề nghị gửi viện trợ nhân đạo.

Bình luận