Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 10/1/2022: Thị trường chững lại

(VOH) Giá cà phê ngày 10/1 ổn định trong phiên đầu tuần. Robusta ngập ngừng tăng, lượng hợp đồng dư mua quá lớn, không kỳ vọng giá nội địa tăng.

Giá cà phê trong nước sáng nay đứng yên, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.900 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40.800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 40.700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  mức 40.7000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  42.200 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,000

0

Lâm Hà (Robusta)

40,000

0

 Di Linh (Robusta)

39,900

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.800

0

Buôn Hồ (Robusta)

40.700

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.700

0

Ia Grai (Robusta)

40.700

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.700

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40. 700

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,200

0

FOB (HCM)

2.371

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 10/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo nhận định của các nhà phân tích, chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nhâm Dần. Thị trường trong nước có nhộn nhịp thì cũng chỉ trong vòng 3 tuần nữa, sau đó các cơ sở chế biến đóng cửa nghỉ tết. Chính vì thế, nếu lực bán không nhiều trước tết thì sau kỳ nghỉ vẫn còn tiếp tục. Như thế, dự đoán giá cà phê trên thị trường nội địa sẽ không có đột biến tăng từ nay đến sau tết.

''Trên thị trường nội địa, giá cà phê xuất khẩu đang được bán ở mức chênh lệch trừ thấp nhất lịch sử (-450/-500 Usd/tấn Fob). Giả sử như đồng nội tệ của Việt Nam mất giá, liệu người mua có để yên hay là tính ngay vào giá mua bằng cách trừ nhiều hơn... cũng chính vì thế mà giá cà phê loại 2, tối đa 5% đen vỡ trong thời gian qua khó vượt khỏi 42 triệu đồng/tấn, trong khi chiều xuống có vẻ rình rập nhiều hơn'', ông Nguyễn Quang Bình nhận định.

Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Ngoài ra, tình hình lạm phát còn theo chân giá cà phê phái sinh. Nếu như lạm phát trong năm 2021 là yếu tố có ảnh hưởng đến thị trường và giá cả nhiều nhất, thì tác động của nó sẽ còn nối liền năm trước đến năm 2022, không chỉ về mặt tiêu cực mà cả tích cực.

Giá cà phê thế giới đều tăng

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 10/1, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 9 USD/tấn ở mức 2.316 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 11 USD/tấn ở mức 2.266 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 6,75 cent/lb ở mức 238,45 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 6,45 cent/lb ở mức 238,3 cent/lb.

Kết thúc tuần đầu tiên năm 2022, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 mất 54 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 12,35 cent/lb.

Bên cạnh lượng hợp đồng dư mua lớn, lực mua cũng bị hạn chế khá nhiều do ảnh hưởng tiêu cực đến từ biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dự báo, việc Fed cắt giảm cung tiền trên thị trường sẽ khiến dòng vốn đổ vào những thị trường mang nhiều yếu tố đầu cơ như thị trường cà phê giảm bớt.

Các nhà phân tích cho rằng, dù đóng cửa cuối năm ở vùng cao 2.370, chốt kháng cự mạnh chỉ cách đó khoảng 10 USD, tại 2.381/2.384 với 2 lần lặp lại tại 2.381. Cho nên, nếu như có một lực mua cực mạnh đẩy giá giao tháng 3/22 qua đóng cửa trên vùng này, thì khả năng London vượt khỏi 2.400 để lên 2.411 là khá lớn.

Về khả năng quay đầu đi xuống, nếu giá robusta không qua nổi 2.381 USD, sàn London có thể quay đầu về vùng thấp. Một khi mất mốc 2.345, thì yếu tố tích cực bị hóa giải một phần để nhận thử thách quanh vùng 2.325, tức điểm gặp Fibonacci tại tỷ lệ 161,80% và là đáy lập tuần trước.

Dự báo năm 2022, giá cà phê toàn cầu sẽ tiếp tục ở mức cao. Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến nguồn cung hạn chế từ các nước sản xuất lớn như Colombia và một số nước khu vực Nam Mỹ. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế được dự đoán có thể còn kéo dài. Ngoài ra, tình hình lạm phát còn theo chân giá cà phê phái sinh. Nếu như lạm phát trong năm 2021 là yếu tố có ảnh hưởng đến thị trường và giá cả nhiều nhất, thì tác động của nó sẽ còn nối liền năm trước đến năm 2022, không chỉ về mặt tiêu cực mà cả tích cực.

Ngoài việc chi phí sinh hoạt hàng ngày và giá lương thực thực phẩm tăng, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông sản cứ tăng đều. Ngành nông nghiệp trong đó có ngành cà phê sẽ còn phải đối mặt với những vấn đề này trong năm mới. Lạm phát cũng tạo nên những yếu tố tích cực, giá nông sản trên các sàn hàng hóa phái sinh cũng tăng đều, nhiều mặt hàng thương phẩm tăng lên mức cao nhất tính từ chục năm nay. Tính cả năm 2021, hiệu suất đầu tư trên sàn robusta London tăng 899 USD/tấn tăng 61,11% và arabica New York tăng 1.981 USD/tấn tăng 65,94%.

Tuy nhiên, trong nước, lượng hàng cà phê vụ mới 2021-2022 đang ra ngày càng nhiều. Sức mua có thể bị khựng lại do có tin các hãng tàu chưa muốn nhận hàng đi Trung Quốc vì lo ngại các thủ tục nhập khẩu mới. Tuy nhiên, nhiều nhà nhập khẩu tại châu Âu đã bắt đầu thuê tàu chuyến (chở hàng rời) thay cho tàu container hiện giá cước vẫn còn quá cao và chi phí lấy container và làm hàng quá đắt đỏ.

Theo thông tin từ https://www.statista.com, khoảng 5,03 triệu bao cà phê (60kg/bao) dự kiến sẽ được tiêu thụ tại Canada trong 12 tháng (kết thúc vào tháng 10/2022).

Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà của người dân Canada tăng. Con số này đã tăng đều đặn trong 10 năm qua cho thấy sự ưa thích của người tiêu dùng Canada đối với sản phẩm cà phê.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê Canada trong 10 tháng năm 2021 đạt 231 nghìn tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về chủng loại, hầu hết cà phê được nhập khẩu vào Canada dưới dạng hạt cà phê hoặc rang xay, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận