Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 11/5/2022: Tiếp đà suy yếu do đồng USD tăng mạnh, tồn kho cũng tăng

(VOH) - Giá cà phê ngày 11/5 đồng loạt giảm nhẹ. Giá cà phê về ngưỡng nguy hiểm do đồng USD tăng mạnh, tồn kho đạt chuẩn trên sàn Lodon tăng cao, lo ngại rủi ro với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh ở Mỹ.

Giá cà phê trong nước sáng nay giảm nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.100 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 39.400 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà giảm 100 đồng/kg, ở mức 39.500 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 40,100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 40,000đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 40,000đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum giảm 100 đồng/kg, dao động  ở  39,900đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 100 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  44.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,500

-100

Lâm Hà (Robusta)

39,500

-100

 Di Linh (Robusta)

39,400

-100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40,100

-100

Buôn Hồ (Robusta)

40,000

-100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,000

-100

Ia Grai (Robusta)

40,000

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

40,000

-100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

39,900

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

44,000

-100

FOB (HCM)

2.064

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 11/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giới chuyên gia cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội hiện nay sẽ không kéo dài qua hết quý này và thị trường sẽ "quen dần" khi các NHTW lớn trên thế giới thay đổi lãi suất cơ bản tiền tệ. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, lạm phát đang vượt quá tầm kiểm soát.

Theo thông lệ, khi lạm phát giá có vấn đề sẽ đẩy giá các tài sản giấy như cổ phiếu và trái phiếu giảm, đồng thời đẩy giá các tài sản cứng như hàng hóa thô và bất động sản tăng cao.

Hội thảo Cà phê quốc tế lần thứ 23 tại Santos, Brazil, sẽ được tổ chức vào 2 ngày 11-12/5 tới, với sự tham gia của nhiều nhà sản xuất và kinh doanh cà phê trên thế giới, nhằm tìm kiếm những giải pháp mới cho các vấn đề liên quan đến ngành cà phê hiện nay.

Năm 2021, thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn có xu hướng tăng, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Do đó, hầu hết các quốc gia có dung lượng thị trường lớn đều tăng nhập khẩu cà phê phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và ngành công nghiệp sản xuất cà phê chế biến, ngoại trừ Anh giảm 6,2% so với năm 2020.

Đối với ngành cà phê Việt Nam, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất và thông quan hàng hóa diễn ra không thuận lợi. Nhiều thị trường nhập khẩu lớn tăng nhập khẩu cà phê từ các nguồn cung khác, nhưng giảm nhập khẩu từ Việt Nam.

Dự báo trong quý II/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tiếp tục tăng nhờ nguồn cung dồi dào, các hiệp định thương mại tự do đang tạo lợi thế cạnh tranh cho cà phê Việt Nam.

Tuy nhiên, giá cà phê sau khi tăng mạnh trong các tháng đầu năm 2022, thì sang tháng 3/2022 và tháng 4/2022 có xu hướng giảm do áp lực nguồn cung dồi dào và nhu cầu tiêu thụ giảm trong ngắn hạn do lạm phát tăng cao.

Giá cà phê thế giới tiếp đà đi xuống

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 11/5, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 11 USD/tấn ở mức 2.009 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 7 USD/tấn ở mức 2.013 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 2,3 cent/lb, ở mức 203,8 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 2,25 cent/lb, ở mức 203,8 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 11/5/2022: Tiếp đà suy yếu do đồng USD tăng mạnh, tồn kho cũng tăng 2
Giá cà phê hôm nay 11/5/2022: Tiếp đà suy yếu do đồng USD tăng mạnh, tồn kho cũng tăng 3

Giá cà phê thế giới tiếp tục có phiên thứ 3 liên tiếp cùng giảm. Nguyên nhân là đồng USD tăng liên tiếp và tỷ giá đồng Reais của Brazil sụt giảm trở lại. Cùng với đó là lo ngại rủi ro tăng cao với chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ hơn ở Mỹ, và khả năng kinh tế Trung Quốc suy giảm khi tăng cường phong tỏa ở Thượng Hải do Covid-19.

Bên cạnh đó, tồn kho đạt chuẩn trên sàn Lodon tăng tiếp tục kéo mặt hàng cà phê này đi xuống. Từ đầu tuần, 2 sàn cà phê bán mạnh giúp lượng dư mua giảm đáng kể. Đây cũng là thời điểm đầu cơ trên sàn thanh lý lượng dư mua, để cơ cấu danh mục sản phẩm trong ngày khóa sổ vị thế kinh doanh của các quỹ quản lý vốn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tình hình kinh tế - xã hội hiện nay không kéo dài và thị trường sẽ thích ứng khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới thay đổi lãi suất cơ bản tiền tệ trong những lần tới.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, giá cà phê 2 sàn đang về gần ngường rủi ro cao, khi Lodon sát 2.000 USD/tấn, còn New York là 200 cent/lb. Đây là những mốc tâm lý quan trọng, nếu giảm sâu hơn nữa thì thị trường sẽ "sống chung với lũ".

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu, năm 2021, Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu cà phê đạt 2,892 triệu tấn, trị giá 15,54 tỷ EUR (16,47 tỷ USD), tăng 0,1% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với năm 2020.

Trong đó, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 548,44 nghìn tấn, trị giá 867,1 triệu EUR (919,13 triệu USD), giảm 14,6% về lượng và giảm 8,7% về trị giá so với năm 2020.

Nguyên nhân chính là diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, dẫn đến nguồn cung cà phê của Việt Nam bị gián đoạn.

Cập nhật số liệu công bố mới nhất của Cơ quan Thống kê châu Âu, tháng 1/2022, EU nhập khẩu cà phê đạt 243,86 nghìn tấn, trị giá 1,6 tỷ EUR (1,7 tỷ USD), giảm nhẹ 0,01% về lượng, nhưng tăng 43,3% về trị giá so với tháng 1/2021.

Trong đó, EU nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 42,3 nghìn tấn, trị giá 92,75 triệu EUR (98,32 triệu USD), giảm 10,8% về lượng, nhưng tăng 38,1% về trị giá.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU chiếm 17,34% trong tháng 1/2022, thấp hơn so với thị phần 19,44% trong tháng 1/2021.

Mức giảm này được cho là diễn ra trong ngắn hạn, bởi nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà ở EU tăng, kéo theo nhu cầu nhập khẩu cà phê robusta phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến cà phê nước này, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận