Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 12/5/2020: Tăng mạnh 300-400 đồng/kg

 (VOH) - Giá cà phê ngày 12/5 tăng 300- 400 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới trái chiều.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.200 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 30.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 300 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 30.600 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 30.500 đồng/kg.

Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk cũng tăng 300 đồng/kg, khu vực Cư M'gar lên mức 31.200 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê  lên ngưỡng 31.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 300 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai lên mức 30.900 đồng/kg

Giá cà phê tại Đắk Nông  cũng tăng 300 đồng/kg lên  ngưỡng  30.900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum  tăng 400 đồng/kg lên mức 30.900 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg , lên ngưỡng  32.300đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.308 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 80 – 90 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

30,600

+300

— Lâm Hà (Robusta)

30,600

+300

— Di Linh (Robusta)

30,500

+300

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

31.200

+300

— Buôn Hồ (Robusta)

31,000

+300

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

30,900

+300

_ Ia Grai (Robusta)

30,900

+300

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

30,900

+300

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

30.900

+400

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

32,300

+200

Giá cà phê hôm nay 12/5/2020

Ảnh minh họa: internet

Người dân trồng cà phê trong nước đang phải đối mặt với rủi ro kép: Cùng với việc giá bán đi xuống, giá nhân công, phân bón tăng, nông dân còn khó khăn hơn với tình trạng hạn hán ở khu vực Tây Nguyên.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa khô năm 2020 tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng có chiều hướng gia tăng. Do đó, nhiều diện tích hoa màu, cây công nghiệp, nhất là cây cà phê không có nước tưới, nhiều hộ dân đang lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Ngành cà phê cùng lúc chịu tác động kép do hạn hán và dịch Covid-19 lan rộng khiến giá cà phê chạm đáy 10 năm.

Theo Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá cà phê toàn cầu trong thời gian tới vẫn biến động theo xu hướng giảm. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê thế giới tăng cao trong những năm gần đây, trong khi nhu cầu chỉ tăng từ 2 – 2,5%/năm khiến cung vượt cầu.

Xuất khẩu cà phê tháng 4 năm 2020 ước đạt 165 nghìn tấn với giá trị đạt 272 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2020 đạt 654 nghìn tấn và 1,1 tỉ USD, tăng 3,7% về khối lượng và tăng 1,5% về giá trị so với cùng kì năm 2019.

Đức, Italy và Mỹ tiếp tục là ba thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với thị phần lần lượt là 16% (133,7 triệu USD), 8,6% (72,2 triệu USD ) và 8,5% (70,7 triệu USD).

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1.648 USD/tấn, giảm 2,1% so với cùng kì năm 2019.

Trong tháng 4, giá cà phê thế giới biến động giảm. Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân tháng 4 đạt 1.648 USD/tấn, giảm 5% so với tháng 3, và giảm 2,9% so với cùng kì năm 2019.

Tại sàn giao dịch New York sau nhiều phiên tăng liên tiếp, giá cà phê arabica kì hạn giao tháng 5 giảm mạnh, giao dịch ở mức 2.448 USD/tấn, giảm 5,27% so với tháng trước. Giá cà phê robusta giao tháng 5 thị trường London giảm 102 USD/tấn xuống còn 1.084 USD/tấn.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/20

1198

+12

+1.01

7906

1206

1187

1196

1186

63436

09/20

1218

+12

+1

4674

1224

1205

1216

1206

34232

11/20

1235

+10

+0.82

1716

1240

1223

1231

1225

17519

101/21

1255

+10

+0.8

244

1260

1244

1255

1245

10764
 

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

07/20

110.75

-0.90

-0.81

11526

112.90

109.65

111.25

111.65

78463

09/20

111.85

-0.85

-0.75

5227

113.90

110.75

112.05

112.70

47814

12/20

113.45

-0.90

-0.79

6010

115.35

112.40

113.95

114.35

50301

03/21

115.15

-1.00

-0.86

2246

116.95

114.20

115.10

116.15

22788

Ngày 12/5, lúc 9h30, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 12 USD, lên 1.198 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 12 USD, lên 1.218 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York điều chỉnh giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 0,9 cent/lb, xuống 110,75 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 0,85 cent/lb, còn 111,85 cent/lb, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Đồng Reais giảm 1,28%, xuống ở mức 1 USD = 5,8180 Reais, sau nổi lo không tuân thủ thỏa thuận thương mại giữa Trung – Mỹ của quốc gia châu Á do bối cảnh lúc này đã khác và nguy cơ dịch bệnh Covid-19 có khả năng bùng phát trở lại không chỉ ở khu vực Đông Á mà kể cả châu Âu do việc mở cửa lại của các nền kinh tế.

Giá cà phê trở lại trái chiều do tác động tiêu cực của tỷ giá đồng Reais lên sàn cà phê Arabica, trong khi các nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì mức giá chênh lệch cộng và nhà nông cũng không vội đẩy mạnh việc bán cà phê ra ở vùng giá thấp như nhà sản xuất khổng lồ ở Nam Mỹ.

Tại Nam Mỹ, người trồng cà phê có thể phải hoãn thu hoạch trong năm nay và hạn chế lượng người lao động thuê vì đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan, đe doạ giảm lượng cà phê chất lượng cho xuất khẩu trong mùa vụ năm nay, theo Reuters.

Hoạt động thu hoạch là giai đoạn cần lao động nhiều nhất trong quá trình sản xuất cà phê. Colombia và Brazil sẽ cần khoảng 1,25 triệu người trong gia đoạn này, theo các hiệp hội người trồng cà phê. Hai quốc gia Nam Mỹ sản xuất 65% lượng cà phê arabica, loại cà phê chất lượng cao, trên thế giới.

Colombia, Brazil cùng với Peru và Ecuador phụ thuộc lượng lao động tạm thời để làm việc nông.

Nông dân, thương nhân cà phê và nhà nhập khẩu ở các quốc gia tiêu thụ hàng đầu lo ngại virus chưa lên đến đỉnh điểm ở Brazil hoặc Colombia, và việc đưa người lao động lại cùng một chỗ cho thu hoạch dấy lên rủi ro dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. 

Giá cà phê hôm nay 11/5/2020:  Phục hồi tăng 100-200 đồng/kg- Giá cà phê ngày 11/5 tăng trở lại từ 100- 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây ...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 12/5/2020: USD tăng – USD tăng nhẹ trở lại khi các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, nỗ lực phục hồi sau COVID-19.
Bình luận