Giá cà phê hôm nay 15/2/2023: Tăng vọt thêm 500 đồng/ kg, tín hiệu tốt cho thị trường

(VOH)-Giá cà phê ngày 15/2 tăng 500 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, ngành cà phê VN vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi.

Trước ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 3 vào cuối tuần này.

Giá cà phê trong nước hôm nay tiếp tục tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất là 44.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 44.100 đồng/kg.

Phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 500 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 44.200 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 44.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 500 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 44.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 44.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, giá ở Pleiku là 44.800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 44.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 44.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 500 đồng/kg, dao động ở mức 44.800 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 500 đồng/kg, dao động ở 59.800 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

   

Bảo Lộc (Robusta)

44.200

+500

Lâm Hà (Robusta)

44.200

+500

 Di Linh (Robusta)

44.100

+500

ĐẮK LẮK

   

Cư M'gar (Robusta)

44.900

+500

Buôn Hồ (Robusta)

44.800

+500

GIA LAI

   

Pleiku (Robusta)

44.800

+500

Ia Grai (Robusta)

44.800

+500

ĐẮK NÔNG

44.800

 

Gia Nghĩa (Robusta)

44.800

+500

KON TUM

   

Đắk Hà (Robusta)

44.800

+500

TP.HỒ CHÍ MINH

   

— R1

59.800

+500

 

Giá cà phê hôm nay 15/2/2023: Tăng vọt thêm 500 đồng/ kg, tín hiệu tốt cho thị trường 1
Ảnh minh họa: internet

Số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 1 đạt 142.544 tấn, trị giá 310,4 triệu USD, giảm 38,4% về lượng và 38,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Còn so với tháng 2/2022, tháng có cùng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, xuất khẩu cà phê trong tháng đầu năm nay tăng 2% về lượng và giảm 3,6% về trị giá.

EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm, chiếm 43,6% tổng khối lượng xuất khẩu với 62.132 tấn, trị giá 135 triệu USD. Ngoài EU, các thị trường xuất khẩu cà phê hàng đầu khác có thể kể đến như Mỹ đạt 10.901 tấn, Nga 10.087 tấn.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), xuất khẩu cà phê Việt Nam lớn thứ hai thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu, chỉ đứng sau Brazil. Đứng thứ 2 về xuất khẩu trên thị trường thế giới, nhưng cà phê Việt Nam đang chủ yếu xuất khẩu thô ra thế giới, chưa chú trọng chế biến sâu.

Các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức và tập trung vào chế biến sâu cà phê thay cho xuất khẩu cà phê nhân với nhiều rủi ro do bị tính "trừ lùi". Hiện cà phê rang xay và hoà tan xuất khẩu đã chiếm tỷ trọng cao trong thị phần, tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam đang đi sâu vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA đã ký kết.

Hiện cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn; 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở sản xuất cà phê hoà tan, tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn, tổng công suất thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm.

Vicofa đặt mục tiêu trong 10 năm tới đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 5-6 tỉ USD, tăng hơn 1,5 lần so với kim ngạch xuất khẩu cà phê hiện nay, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu cà phê chế biến với giá trị gia tăng cao hơn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, ngành cà phê Việt Nam vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi và nguồn cung trong nước được bảo đảm cả về sản lượng lẫn chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Giá cà phê thế giới

Theo khảo sát phiên giao dịch ngày 15/2, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng liên tiếp phiên thứ ba.  Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 23 USD, lên 2.067 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 26 USD, lên 2.070 USD/tấn, các mức tăng khá. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 6,50 cent, lên 183,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 cũng tăng thêm 6,50 cent, lên 183,25 cent/lb, các mức tăng mạnh. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá phê kỳ hạn tiếp nối xu hướng tăng trước ngày đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 3 vào cuối tuần này. Tỷ giá đồng Real của Brazil tăng nhẹ góp phần hỗ trợ xu hướng giá tăng do người dân giảm bán hàng nông sản xuất khẩu.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 1 của Mỹ đã tăng 0,5% so với tháng 12/2022 và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, phần lớn áp lực tăng giá đến từ mặt hàng năng lượng. Mức tăng này cao hơn dự báo trước đó của giới chuyên gia.

Tại Mỹ sẽ sớm hạ nhiệt thấp đi, và có thể thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ tiến hành động thái tăng lãi suất cứng rắn hơn trong cuộc họp sắp tới vào tháng 3. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đà phục hồi của cà phê trong trung hạn.

Cà phê trên 2 sàn đang được hỗ trợ mạnh bởi tồn kho thấp. Tồn kho cà phê Robusta tại sàn London tính đến thứ Hai ngày 13/2 đã giảm thêm 300 tấn, tức giảm 0,5% so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 59.540 tấn (tương đương 992.333 bao, bao 60 kg).

Geraldine Mukeshimana, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Động vật Rwanda, cho biết, cần có các chiến lược đối phó nhằm hạn chế các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu gây ra đối với các nhà sản xuất cà phê.

Các giống cà phê ở các vùng trồng cà phê đều chịu tác động của biến đổi khí hậu theo chu kỳ, và điều này không chỉ dẫn đến sự xuất hiện của các loại dịch bệnh hay sâu bệnh mới. Ở nhiều nơi, các nhà sản xuất cà phê thậm chí không thể trang trải chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận.

Giá cà phê hôm nay 15/2/2023: Tăng vọt thêm 500 đồng/ kg, tín hiệu tốt cho thị trường 2
 
Giá cà phê hôm nay 15/2/2023: Tăng vọt thêm 500 đồng/ kg, tín hiệu tốt cho thị trường 3
 
Bình luận