Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 20/6/2022: Ổn định, xu hướng tăng giá đầu tháng 6

(VOH) - Giá cà phê ngày 20/6 ổn định, xu hướng tăng giá đầu tháng 6, xuất khẩu cà phê Việt tăng ở hầu hết các thị trường.

Giá cà phê trong nước, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.700 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.100 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà, ở mức 42.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,800 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 42,700 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,700 đồng/kg..

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 42,700 đồng/kg..

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở mức  42,700 đồng/kg..

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở ngưỡng  46,700 đồng/kg..

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,300

0

Lâm Hà (Robusta)

42,300

0

 Di Linh (Robusta)

42,200

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,800

0

Buôn Hồ (Robusta)

42,700

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,700

0

Ia Grai (Robusta)

42,700

0

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,700

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,700

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,700

0

FOB (HCM)

2.120

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 20/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Thời điểm hiện tại, giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay. Doanh nghiệp đã dự trữ đủ lượng hàng để sản xuất và xuất khẩu nên lực mua chậm và yếu hơn so với diễn biến của thị trường.

Dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do xung đột Nga - Ukraine khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 142,33 nghìn tấn, trị giá 324,3 triệu USD, giảm 9,6% về lượng và giảm 10,5% về trị giá so với tháng 4/2022, so với tháng 5/2021 tăng 9,3% về lượng và tăng 33,2% về trị giá. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 881,56 nghìn tấn, trị giá 1,98 tỷ USD, tăng 23,2% về lượng và tăng 56,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 5/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.278 USD/ tấn, giảm 1,0% so với tháng 4/2022, nhưng tăng 21,9% so với tháng 5/2021. Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.250 USD/tấn, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch cà phê thế giới chiều ngày 20/6/2022

Giá cà phê hôm nay 20/6/2022: Ổn định, xu hướng tăng giá đầu tháng 6 2
Giá cà phê hôm nay 20/6/2022: Ổn định, xu hướng tăng giá đầu tháng 6 3

Tính chung tuần trước, thị trường London có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 12 USD và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 16 USD, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình. Trái lại, thị trường New York có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm tất cả 1,25 cent, và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 1,40 cent, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Sự điều chỉnh lãi suất cơ bản tiền tệ của các nền kinh tế lớn trên thế giới là sự kiện nổi bật và ảnh hưởng mạnh nhất đến giá cà phê thế giới tuần qua. Theo đó, Fed nâng lãi suất cơ bản USD thêm 0,75%; Ủy Ban Chính sách Tiền tệ (Copom) - Brazil cũng nâng lãi suất cơ bản đồng Reais thêm 0,5% lên ở mức 13,25%/năm. Bên cạnh đó, hàng loạt ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng điều chỉnh lãi suất để chung sức ngăn chặn lạm phát toàn cầu.

Thị trường cà phê còn đang chịu lực bán từ nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazil. Giá cà phê còn chịu ảnh hưởng tiêu cực khi tồn kho trên sàn đang tăng.

Tuần trước, sàn New York đã hoàn tất hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 7, sẽ bước vào ngày thông báo đầu tiên (FND) vào 22/6, tiếp đó là đến sàn London trong tuần này. Theo các chuyên gia, điều này sẽ mở ra một giai đoạn kinh doanh mới được thị trường mặc nhiên công nhận là giai đoạn “kinh doanh thời tiết” khi nhà đầu tư thường tập trung theo dõi tin tức thời tiết sương giá mùa đông ở Brazil sẽ tác động mạnh lên các thị trường cà phê kỳ hạn thế giới.

Tuy vậy, theo đánh giá giới đầu cơ vẫn còn đứng bên ngoài để chờ xem hiệu quả tác động của việc nâng lãi suất cơ bản lần này, và những lần sắp tới để xác định xu hướng rõ ràng hơn. Hiện cà phê Robusta của Brazil đã cơ bản thu hái xong vụ mùa năm nay. Ghi nhận ban đầu, sản lượng năm nay được mùa, có thể lên tới 20 triệu bao.

Trong một diễn biến khác, Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) cho biết, trong quý I/2022, Canada nhập khẩu cà phê từ các thị trường trên thế giới đạt 66,3 nghìn tấn, trị giá 413,83 triệu USD, giảm 0,9% về lượng, nhưng tăng 32,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Xét về chủng loại, trong quý I/2022, Canada nhập khẩu chủ yếu cà phê (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine - HS 090111), tỷ trọng chiếm 72,14% tổng lượng, đạt 47,82 nghìn tấn, trị giá 238,76 triệu USD, giảm 3,6% về lượng, nhưng tăng 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tiếp theo là chủng loại cà phê rang (không bao gồm cà phê đã khử bỏ caffeine - HS 090121), tỷ trọng chiếm 25,59% tổng lượng, đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn, trị giá 160,87 triệu USD, tăng 7,2% về lượng và tăng 22,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý I/2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Canada đạt mức 6.242 USD/tấn, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn tăng.

Mức tăng cao nhất là 55,2% từ Brazil; mức tăng thấp nhất 4,2% từ Mỹ. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam vào Canada tăng 50,4% lên 3.536 USD/tấn, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận