Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 21/1/2020: Quay đầu giảm nhẹ, sức tiêu thụ chậm

(VOH) - Giá cà phê ngày 21/1 quay đầu giảm 100 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới cũng suy giảm.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 32.000 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng giảm 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà về mức 31.400 đồng/kg, tại Di Linh về ngưỡng 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk cũng giảm 100 đồng/kg, tại Cư M'gar dao động về  mức 32.000 đồng/kg, tại Buôn Hồ  giá cà phê  về   ngưỡng 31.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch quanh mức 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông cũng giảm 100 đồng/kg, dao động về ngưỡng 31.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum cũng giảm 100 đồng/kg, dao động lên mức 31.600 đồng/kg  

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM  đi ngang, dao động ở ngưỡng  33.200 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.438 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 70 – 80 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 5 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

— Bảo Lộc (Robusta)

31,400

-100

— Lâm Hà (Robusta)

31,400

-100

— Di Linh (Robusta)

31,300

-100

ĐẮK LẮK

 

 

— Cư M'gar (Robusta)

32.000

-100

— Buôn Hồ (Robusta)

31.800

-100

GIA LAI

 

 

— Pleiku (Robusta)

31,700

-100

_ Ia Grai (Robusta)

31,700

-100

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa (Robusta)

31,700

-100

KON TUM

 

 

— Đắk Hà (Robusta)

31.600

-100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

33,200

0

Giá cà phê hôm nay 21/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Sản lượng xuất khẩu cà phê bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD.

Ngành cà phê Việt Nam cần phát triển sản xuất, chế biến theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, phát triển sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu...để đạt mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030.

Với sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 1,5 - 1,8 triệu tấn năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng trong những năm qua đạt trên 3 tỷ USD, cùng với gạo, hạt điều, rau quả, cà phê là mặt hàng có vai trò quan trọng trong rổ các loại nông sản xuất khẩu chủ lực.

Năm kỷ lục của xuất khẩu cà phê là 2018, khi nước ta xuất bán 1,88 triệu tấn, trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và 1,1% về trị giá so với 2017. Tuy nhiên, từ 2019, xuất khẩu mặt hàng này đã giảm khá mạnh khi sản lượng 1,65 triệu tấn, kim ngạch đạt

khoảng 2,86 tỷ USD. So với năm 2018 khối lượng xuất khẩu giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm 19,3%.

"Năm 2019 là một năm biến động với thị trường cà phê khi chứng kiến giá cà phê giảm mạnh. Giá xuất khẩu bình quân của cà phê trong năm đạt 1.727 USD/tấn, giảm 8,4% so với năm trước, tương đương mức giảm khoảng 157 USD/tấn", Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích.

2020 tiếp đà giảm của 2019 bởi tác động của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, khi nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm sút. Số liệu thống kê cho thấy, sản lượng xuất khẩu đạt 1,485 triệu tấn, trị giá 2,605 tỷ USD.

Hiện, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ và Anh và các thị trường mới nổi như: Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Thailand…Trong đó, 2 thị trường nhập nhiều cà phê Việt Nam nhất là Đức và Hoa Kỳ.

Giá cà phê thế giới sụt giảm

Giá cà phê kỳ hạn sụt giảm trở lại do đầu cơ gia tăng bán ròng trước kỳ vọng sẽ có nhiều quốc gia tung ra những gói kích thích mới để ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/21

1340

-8

-0.59

4660

1348

1332

1346

1348

44768

05/21

1350

-8

-0.59

4247

1358

1342

1358

1358

28391

07/21

1350

-8

-0.59

4247

1358

1342

1358

1358

28391

09/21

1382

-9

-0.65

446

1389

1375

1385

1391

8033

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

03/20

125.2

-1.95

-1.53

19721

127.05

123.4

126.55

127.15

97800

05/20

127.3

-1.95

-1.51

7632

129.1

125.5

128.7

129.25

52755

07/21

129.2

-1.90

-1.45

3330

130.9

127.6

130.55

131.1

35032

09/21

131

-1.90

-1.43

1630

132.7

129.25

132.6

132.9

36254

Mở cửa phiên giao dịch sáng 21/1, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm 8 USD, xuống 1.340  USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 cũng giảm 8 USD, còn 1.350 USD/tấn, các mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối xu hướng giảm. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 giảm thêm 1,95 cent, xuống 125,2 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 cũng giảm thêm 1,95 cent, còn 127,3 cent/lb, các mức giảm rât đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng 0,65 %, lên ở mức 1 USD = 5,3100 Reais do lo ngại việc tiêm chủng vắc xin chống covid-19 diễn ra chậm chạp và sự chờ đợi tuyên bố của Ngân hàng Trung ương (BC) với quyết định chính sách tiền tệ mới của Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom). Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục thể hiện sự kỳ vọng về gói kích thích mới sẽ được Tân tổng thống Mỹ ban hành.

Báo cáo thời tiết từ Brasil cho biết bang Minas Gerais sản xuất cà phê Arabica chính ở phía đông nam đã có nhiều mưa, lượng mưa khá cao trên mức trung bình, thuận lợi cho cây cà phê phát triển vụ mới, cho dù những thiệt hại vì khô hạn ngay từ đầu vụ là không thể thay đổi.

Giá cà phê sụt giảm trên cả hai sàn kỳ hạn là điều khó tránh khỏi khi có nhiều báo cáo xuất khẩu tăng từ các nước sản xuất, trong khi phần lớn vừa thu hoạch một vụ mùa không thể cho là đáng để phấn khởi vì tác động tiêu cực của hiện tượng thời tiết La Nina xảy ra khắp nơi. Báo cáo tồn kho của ICE tại New York ngày hôm qua đã tăng lên ở mức 1,54 triệu bao, mức cao 5,5 tháng.

Brazil đang bước vào giai đoạn cuối trong chu kỳ sản xuất hai năm một lần, xen kẽ giữa các năm sản lượng cao hơn và thấp hơn đối với cà phê arabica.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và người trồng nhận định, sản lượng cà phê sẽ giảm nhiều hơn dự kiến vào năm 2021 do đợt khô hạn kéo dài vào năm ngoái đã ảnh hưởng đến thời kỳ ra hoa chính của cây cà phê, dẫn đến tiềm năng sản xuất nhỏ hơn.

Ông Ricardo Tavares, Chủ tịch Tập đoàn Grupo Montesanto Tavares cho biết, giá cà phê quốc tế dự kiến sẽ tăng vào năm 2021 do nguồn cung từ Brazil có khả năng sẽ thấp hơn đáng kể.

Vào thời điểm kết thúc năm 2020, giá cà phê arabica tại New York đã dần ổn định tại mức gần như bằng với trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, Business Recorder đưa tin.

Bình luận