Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 23/4/2022: Tăng phiên thứ 3

(VOH) Giá cà phê ngày 23/4 tăng 200 đồng/kg. Giá Arabica thế giới điều chỉnh giảm nhẹ. Trong khi đó giá Robusta tiếp tục tăng do sợ thiếu hàng trong ngắn hạn.

Giá cà phê trong nước sáng nay tăng 200 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.800 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.900 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 200 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41,500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41,400đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 200 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41,400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41,400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở  41,300 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 200 đồng/kg, dao động ở  ngưỡng  45.400 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,900

+200

Lâm Hà (Robusta)

40,900

+200

 Di Linh (Robusta)

40,800

+200

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41,500

+200

Buôn Hồ (Robusta)

41,400

+200

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41,400

+200

Ia Grai (Robusta)

41,400

+200

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.400

+200

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41,300

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

45,400

+200

FOB (HCM)

2.171

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 23/4/2022
Ảnh minh họa: internet

Quý 1/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam là 58.700 tấn, đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đây là giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê tính theo quý cao nhất từ trước đến nay.

Châu Âu là thị trường mua cà phê của Việt Nam nhiều nhất, như: Đức (quý I/2022, Đức mua của Việt Nam 73.382 tấn, trị giá 163 triệu USD); Bỉ (65.861 tấn, trị giá 135 triệu USD): Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha... Theo đánh giá người tiêu dùng Đức ưa chuộng cà phê hữu cơ nhẹ, chất lượng cao do nhận thức về các sản phẩm bền vững và tác dụng đối với sức khỏe ngày càng tăng, do vậy cà phê Việt Nam đang có lợi thế lớn từ thị trường này.

Theo đánh giá của chuyên gia Nguyễn Quang Bình, giá cà phê Arabica sắp tới sẽ chịu ảnh hưởng mạnh từ những thông tin thời tiết. Theo đó, Brazil sẽ vào mùa rét. Những thông tin về sương giá hại cây cà phê có thể đẩy giá lên cao. Nhưng vẫn phải cẩn thận vì tin thời tiết có khi bị cường điệu (như tình hình sương giá năm 2021). Do đáo, vị chuyên gia nhìn nhận, thị trường cà phê trong thời gian này chỉ có thể nhộn nhịp khi có tin thời tiết tại Brazil bất lợi, nhưng ảnh hưởng sẽ chóng qua vì vốn liếng kinh doanh bị hạn chế.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 23/4, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 tăng 36 USD/tấn ở mức 2.130 USD/tấn, giao tháng 7/2022 tăng 2 USD/tấn ở mức 2.116 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 0,85 cent/lb, ở mức 227,3 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 0,95 cent/lb, ở mức 227,15 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 23/4/2022: Tăng phiên thứ 3 liên tiếp 2
Giá cà phê hôm nay 23/4/2022: Tăng phiên thứ 3 liên tiếp 3

Sau phiên tăng mạnh, giá Arabica điều chỉnh giảm nhẹ. Trong khi đó giá Robusta tiếp tục tăng, tuy nhiên đã quay trở về cấu trúc vắt giá.

Tuy nhiên giá cà phê trên sàn London đang quay trở về cấu trúc vắt giá. Khi giá của tháng gần cao hơn tháng xa, thể hiện mối lo thiếu nguồn cung trong ngắn hạn.

Trong 5 tháng đầu niên vụ 2020 - 2021, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi giảm nhẹ xuống còn 5 triệu bao so với mức 5,1 triệu bao của niên vụ trước.

Xuất khẩu cà phê của Uganda, nước xuất khẩu lớn nhất tại châu Phi tăng nhẹ 100.000 bao lên 2,4 triệu bao.

Tuy nhiên, sản lượng giảm do hạn hán ở một số vùng trồng cà phê đang khiến xuất khẩu cà phê của nước này giảm xuống. Trong tháng 2, xuất khẩu cà phê của Uganda đã giảm 20,2% so với cùng kỳ xuống còn 449.000 bao.

Trong cùng khu vực, xuất khẩu cà phê của Ethiopia trong 5 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022 tăng mạnh 24,6% và đạt 1,1 triệu bao. Ngược lại, xuất khẩu cà phê của Tanzania giảm 5,1% xuống 530.000 bao.

Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu niên vụ 2021-2022 đạt 4,6 triệu bao, tăng 13,4%. Mặc dù vậy, xuất khẩu của khu vực này trong tháng 2 đã giảm 4,1%, xuống còn 1,5 triệu bao.

Honduras, nhà sản xuất lớn nhất khu vực chỉ xuất khẩu 503.000 bao cà phê trong tháng 2, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Honduras (AHDECAFE), sản lượng cà phê của nước này giảm do ảnh hưởng bởi chu kỳ sản xuất hai năm một lần và sự xuất hiện của bệnh gỉ sắt trên lá cà phê.

Còn tại Mexico, quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai của khu vực đã xuất khẩu 1,2 triệu bao cà phê trong 5 tháng đầu tiên của niên vụ 2021 - 2022, tăng 12,7% so với cùng kỳ niên vụ trước. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê từ Guatemala cũng tăng mạnh 15,5% lên 810.000 bao.

Bình luận