Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 25/10/2022: Đồng loạt giảm mạnh trên cả 2 sàn

(VOH)-Giá cà phê ngày 25/10 giảm 600 đồng/kg trên diện rộng. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc.

Giá cà phê trong nước hôm nay giảm 600 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 43.000 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm 600 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 42.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk giảm 600 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 43,000 đồng/kg,  tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai giảm 600 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,900 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,900 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông giảm 600 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 43,000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum đi ngang , dao động ở 43,000 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM giảm 600 đồng/kg, dao động ở 47,000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,400

-600

Lâm Hà (Robusta)

42,400

-600

 Di Linh (Robusta)

42,300

-600

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

43,000

-600

Buôn Hồ (Robusta)

42,900

-600

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,900

-600

Ia Grai (Robusta)

42,900

-600

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

43,000

-600

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

43,000

-600

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

47,000

-600

FOB (HCM)

2,052

Trừ lùi: +55

 

Giá xăng dầu hôm nay 25/10/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 10 đạt 36.156 tấn, lũy kế 9,5 tháng đầu niên vụ tăng 11,05% lên 23,01 triệu bao. Về giá trị xuất khẩu cũng tăng mạnh 35,45% tương đương 3,16 tỷ USD. Thông tin này phản ánh nguồn cung dồi dào của cà phê robusta nên giá robusta lại có 1 pha trượt dài. Theo phân tích kỹ thuật, lần thứ 2 giá xuyên thủng thành công mốc 2.000 USD, trong khi các chỉ số kỹ thuật hiện tại vẫn đưa tín hiệu động lượng giảm vẫn còn.

Thời điểm này, vùng Tây Nguyên của Việt Nam sẽ bước vào vụ thu hoạch cà phê. Trong những tháng cuối năm, giá cà phê được dự báo tiếp tục đi lên. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, được cho là động lực chính giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc và có thể đạt được mục tiêu 4 tỷ USD đặt ra trong năm nay.

Mục tiêu từ nay đến năm 2025 cả nước sẽ trồng tái canh 75.000 ha, ghép cải tạo 32.000 ha cà phê, trong đó cà phê Arabica chiếm khoảng 20% tổng diện tích. Ngoài ra, hầu hết diện tích cà phê tái canh được trồng bằng giống mới, cho năng suất cao và chất lượng vượt trội.

Giá cà phê thế giới hôm nay

Khảo sát phiên giao dịch sáng ngày 25/10, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2022 giảm 44 USD/tấn ở mức 1.957 USD/tấn, giao tháng 1/2023 giảm 43 USD/tấn ở mức 1.953 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2022 giảm 0,5 cent/lb, ở mức 190,4 cent/lb, giao tháng 3/2023 giảm 0,85 cent/lb, ở mức 184,95 cent/lb.

Giá cà phê đầu tuần giảm mạnh dù tăng lúc đầu phiên. Nguyên nhân chủ yếu do đồng nội tệ của Brazil và Việt Nam tiếp tục giảm so với USD. Trong khi đó tồn kho trên cả 2 sàn có dấu hiệu tăng trở lại. Giá Arabica giảm nhẹ hơn so với Robusta.

Giá cà phê hôm nay 25/10/2022: Đồng loạt giảm mạnh trên cả 2 sàn 2
Giá cà phê hôm nay 25/10/2022: Đồng loạt giảm mạnh trên cả 2 sàn 3

Các chuyên gia nhận định, khả năng cao giới đầu cơ lợi dụng yếu tố tiền tệ và số liệu tồn kho để làm giá cà phê, khi bán không nương tay ép thị trường rớt liên tục. Arabica đang ở mức thấp nhất trong 13 tháng qua và chưa thấy dấu hiệu khởi sắc dù giá đã vào vùng quá bán đã lâu.

Theo chuyên gia, thị trường nhận định FED có thể giảm tốc độ tăng lãi suất xuống mức 0.5% trong cuộc họp chính sách tiền tệ vào tháng sau thay vì như dự đoán trước đó là 0.75% . Điều này đồng USD điều chỉnh giảm 0.63%, dòng tiền có sự phân hóa khi rót vào rổ ngoại tệ G7 và 1 số mặt hàng hàng hóa, nông sản và cà phê thì bị dòng tiền ruồng bỏ nên tiếp tục nhuộm sắc đỏ.

Trong tháng 8, xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Á và châu Đại Dương đạt 3,2 triệu bao, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng tính chung 11 tháng đầu niên vụ, xuất khẩu của khu vực đã giảm nhẹ 1,5%, đạt 40,9 triệu bao.

Indonesia đóng góp lớn vào đà tăng trưởng xuất khẩu tháng 8 nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân chính đằng sau sự sụt giảm trong 11 tháng đầu niên vụ. Theo đó, xuất khẩu cà phê của Indonesia tăng 20,1% trong tháng 8 nhưng giảm 17,8% trong 11 tháng, chỉ đạt 6,2 triệu bao.

Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất trong khu vực, đã xuất khẩu 1,9 triệu bao trong tháng 8; nâng tổng xuất khẩu trong giai đoạn từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 8 năm nay lên 26,6 triệu bao, tăng 1,8% so với niên vụ trước.

Còn tại Ấn Độ, các lô hàng xuất khẩu của nước này giảm 6% trong tháng 8, nhưng tính chung 11 tháng vẫn tăng 8,5% lên 6,6 triệu bao.

Tại châu Phi, xuất khẩu cà phê của khu vực này trong tháng 8 đạt 1,2 triệu bao, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế trong 11 tháng đầu niên vụ 2021 - 2022, châu Phi đã xuất khẩu 12,5 triệu bao cà phê, giảm so với 15,4 triệu bao của cùng kỳ vụ 2020 - 2021.

Xuất khẩu cà phê của Uganda, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khu vực đã giảm 23% trong 11 tháng đầu niên vụ, xuống còn 5,3 triệu bao. Hạn hán ở hầu hết vùng trồng cà phê của Uganda đã làm giảm sản lượng thu hoạch của nước này.

Xuất khẩu cà phê của khu vực Trung Mỹ và Mexico cũng giảm 13% trong 11 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuống còn 15,1 triệu bao. Xuất khẩu của Guatemala và Honduras, hai nước sản xuất hàng đầu khu vực giảm 15,6% và 24,0% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 3,2 triệu bao và 4,5 triệu bao.

Bình luận