Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 3/1/2022: Thị trường trầm lắng sau Tết Dương lịch

(VOH) - Giá cà phê ngày 3/1 giá đứng yên, thị trường trầm lắng sau khi nghỉ Tết Dương lịch. Tuy nhiên, dự báo giá cà phê còn tăng, giới đầu cơ chốt lời đến phút chót.

Giá cà phê trong nước sáng nay ổn định, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.500 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 40.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá ở Pleiku là 41.400 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 41.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  mức 41.4000 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  42.900 đồng/kg

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,700

0

Lâm Hà (Robusta)

40,700

0

 Di Linh (Robusta)

40,600

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.500

0

Buôn Hồ (Robusta)

41.400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.400

0

Ia Grai (Robusta)

41.400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.400

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,900

0

FOB (HCM)

2.425

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 3/1/2021
Ảnh minh họa: internet

Hiện nay, nhà vườn chỉ bán cà phê xá tại các điểm thu mua xuất khẩu với giá 41-42 triệu đồng/tấn, thì một số quán cà phê trong nước liên kết với nhà vườn mua cà phê được thu hái kỹ, chọn với giá từ 80-100 triệu đồng/tấn. Tỷ lệ cà phê được hái chín hái chọn hiện chưa nhiều, ước chỉ chừng trên dưới 10% của tổng sản lượng 1,8 triệu tấn, nhưng giá thu mua cao hơn gấp đôi hoặc hơn nữa.

Nguồn cung hiện nay của Việt Nam với diện tích hơn 100.000 ha, đều đang bước vào giai đoạn thu hoạch, tuy nhiên, tiến độ có thể bị chậm do tình trạng khan hiếm nhân công thu hái. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lượng nhân công đổ về các tỉnh khu vực Tây Nguyên đều ít hơn hẳn so với mọi năm. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung xuất khẩu cà phê vào đầu năm sau của nước ta, mà cũng sẽ khiến cho tốc độ canh tác niên vụ mới bị lùi lại.

Nguồn cung khan hiếm cũng phản ánh rõ qua các số liệu xuất khẩu của cả Việt Nam và Brazil. Từ năm 2020 đến nay, xuất khẩu cà phê của hai nước đều giảm.

Trong báo cáo gần nhất của Hiệp hội xuất khẩu Cà phê Brazil (Cecafe), khối lượng xuất khẩu của nước này trong tháng 11 giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng xuất khẩu của Việt Nam cũng có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, do tình trạng thiếu hụt container và tắc nghẽn tại các cảng.

Giá cà phê thế giới trái chiều

Thị trường cà phê thế giới đang trong kỳ nghỉ lễ năm mới 2022. Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 2 USD/tấn ở mức 2.488 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 3 USD/tấn ở mức 2.370 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,75 cent/lb, ở mức 226,1 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 2,8 cent/lb, ở mức 226 cent/lb.

Tổng kết tuần, thị trường trong nước nhìn chung có xu hướng đi xuống. Các tỉnh thành ghi nhận mức giảm 200 - 300 đồng/kg so với đầu tuần. Trong khi đó, giá cà phê Robusta trên sàn London tiếp tục tăng. Giá cà phê Robusta giao tháng 1/2022 tăng 26 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 17 USD/tấn. Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 5,1 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 5,1 cent/lb.

Nhận định của các chuyên gia, giá cà phê trên sàn phái sinh London càng về cận cuối năm 2021 càng tăng cao.

Đóng cửa giá cà phê trên sàn Robusta London - nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng làm tham chiếu - chốt phiên cuối cùng của năm cũ tại 2.370 đô la Mỹ/tấn, nằm trong vùng cao nhất tính từ hơn 10 năm nay. Dù giá phái sinh tăng tốt như thế, thị trường trong nước chưa nhúc nhích bao nhiêu, thậm chí còn có xu hướng giảm những ngày cuối năm. Giá cà phê trong nước tăng không lại giá xăng, giá phân bón, giá nhân công...

Ảnh hưởng dịch Covid-19 bao trùm thị trường cà phê trong và ngoài nước. Khủng hoảng logistics như thiếu containers rỗng và chỗ trên tàu đã hạn chế đường ra của cà phê năm 2021.

Mới đây, thông tin thị trường cho biết một số container bán chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đã bị chặn lại do phía nước nhập khẩu lấy lý do lo ngại lây lan dịch Covid-19.

Điều này cho thấy nhà vườn và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê Việt Nam không chỉ gặp khó khăn với thị trường xa mà cả thị trường gần. Do vậy, dù giá tham chiếu trên sàn phái sinh có tăng, nhưng tình hình kinh doanh ở Việt Nam khá ảm đạm.

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu dự báo về trung hạn, thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục được hỗ trợ bởi các báo cáo sản lượng giảm tại nhiều quốc gia trên thế giới. Xu hướng giá tăng sẽ kéo dài cho đến hết năm 2022. Để đối phó với tình trạng giá trong nước đi ngược thế giới, hiện các nhà sản xuất cà phê đang đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó khuyến khích sản xuất cà phê chất lượng cao và cà phê đặc sản bằng cách thu hái 95 - 100% cà phê chín.

Sản lượng hạt cà phê thấp hơn từ nhà sản xuất lớn nhất thế giới Brazil, nơi chiếm 35% tổng nguồn cung toàn cầu, và nhu cầu toàn cầu tăng cao là hai yếu tố có thể khiến giá mặt hàng này tăng vào năm 2022.

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa lớn và sương giá dày đặc tại Brazil trong năm 2021 đã làm hư hại các trang trại cà phê tại quốc gia này.

Các nhà phân tích tại Sàn giao dịch nông sản có trụ sở tại Seoul nhận định. tác động của điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất sản xuất ở Brazil vào năm tới.

Theo các nhà phân tích, giá cà phê tăng cao có thể thúc đẩy sản xuất cà phê ở Colombia, Trung Mỹ và châu Phi, dẫn đến nguồn cung cân bằng hơn. Tuy nhiên, điều này có thể mất nhiều năm mới thành hiện thực.

Các nhà phân tích cho biết thêm, các vụ đóng cửa liên quan đến COVID-19 cũng đã làm tăng nhu cầu cà phê toàn cầu, gây thêm áp lực lên giá, theo trang Capital.

Bình luận