Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 7/11/2020: Giá thế giới bật tăng, giá trong nước tăng thêm 200 đồng/kg

(VOH) - Giá cà phê ngày 7/11 tiếp tục tăng 200 đồng/kg tại hầu hết các địa phương vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá cà phê thế giới tăng.

Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 33.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 32.700 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 200 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 32.800 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 32.700 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100-200 đồng/kg lên mức 33.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê lên ngưỡng 33.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 200 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên mức 33.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 200 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 33.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 200 đồng/kg, dao động ở mức 32.900 đồng/kg.    

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 200 đồng/kg, lên ngưỡng  34.900 đồng/kg.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, 5% đen vỡ, đứng ở 1.483 USD/tấn, FOB – HCM, với mức chênh lệch cộng 100 – 120 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 3 tại London.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc (Robusta)

32,800

+200

— Lâm Hà (Robusta)

32,800

+200

— Di Linh (Robusta)

32,700

+200

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar (Robusta)

33.500

+100

— Buôn Hồ (Robusta)

33,400

+200

GIA LAI

— Pleiku (Robusta)

33,200

+200

_ Ia Grai (Robusta)

33,200

+200

ĐẮK NÔNG

— Gia Nghĩa (Robusta)

33,200

+200

KON TUM

— Đắk Hà (Robusta)

32.900

+200

TP.HỒ CHÍ MINH

— R1

34,900

+200

Giá xăng dầu hôm nay 7/11/2020
Ảnh minh họa: internet

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu cà phê tháng 9 giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 2% về trị giá so với tháng 8/2020; tăng 8,3% về lượng và tăng 11,6% về trị giá so với tháng 9/2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,25 triệu tấn, trị giá 2,16 tỉ USD, giảm 1,4% về lượng và giảm 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Tháng 9, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.880 USD/tấn, tăng 2,2% so với tháng 8/2020 và tăng 3% so với tháng 9/2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.725 USD/tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Simexco, thương nhân xuất khẩu cà phê lớn nhất Tây Nguyên, cũng dự báo sản lượng vụ thu hoạch sắp tới của Việt Nam sẽ giảm khoảng 4,8% so với vụ trước, do nhiều diện tích cà phê già cỗi phải thực hiện tái canh và nông dân đưa thêm nhiều cây trồng có giá trị vào xen canh.

Ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam nhận định hiện vẫn chưa thấy yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong thời gian tới trong bối cảnh thị trường thế giới vẫn đang ảm đạm.

Trong báo cáo mới nhất cập nhật hôm 2/9, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) mới đây đưa ra dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2019 - 2020 ước tính đạt 31,5 triệu bao trong niên vụ 2019 - 2020, cao hơn 0,7% so với niên vụ trước.

Tuy nhiên, trao đổi với người viết, ông Phan Xuân Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, đồng thời là Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam - Công ty TNHH MTV (VINACAFE) nhận định con số ICO đưa ra chưa thực sự chính xác bởi đợt hạn hán vừa qua ở khu vực Tây Nguyên gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng.

Giá cà phê thế giới bật tăng

Sự biến động của tiền tệ thế giới đi kèm với dự báo sản lượng sẽ sụt giảm ở Brasil, thu hoạch vụ mùa mới ở Việt Nam và các nước Trung Mỹ bị chậm lại vì mưa bão liên tiếp đã hỗ trợ giá cà phê đảo chiều hồi phục.

Giá cà phê Robusta (ICE Futures Europe)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

11/20

1330

+11

+0.83

4

1336

1324

1324

1319

2389

01/21

1350

+11

+0.82

5184

1361

1338

1344

1339

43919

03/21

1363

+13

+0.96

3179

1373

1350

1356

1350

26376

05/21

1376

+13

+0.95

819

1384

1363

1369

1363

13051

Giá cà phê Arabica (ICE Futures US)

Kỳ hạn

Giá khớp

Thay đổi

%

Số lượng

Cao nhất

Thấp nhất

Mở cửa

Hôm trước

HĐ Mở

12/20

106.95

+1.00

+0.94

18754

108

105.95

106.55

105.95

76214

03/20

109.45

+1.00

+0.92

21939

110.45

108.45

108.9

108.45

90934

05/21

111.2

+1.10

+1.00

9586

112

110.15

110.7

110.1

34873

07/21

112.9

+1.15

+1.03

9200

113.5

111.75

112.2

111.75

33871

Giá cà phê hôm nay 7/11, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tiếp tục hồi phục. Kỳ hạn giao ngay tháng 1 tăng thêm 11 USD, lên 1.350 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 13 USD, lên 1.363 USD/tấn, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất thấp dưới mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng cùng xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng thêm 1 cent, lên 106,95 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 cũng tăng thêm 1 cent, lên 109,45 cent/lb, các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Đồng Reais tăng mạnh thêm 2,84 %, lên đứng ở mức 1 USD = 5,3880 Reais mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 05/6.

Trái lại, tác động của khả năng tái kiểm phiếu sau một tuần bầu cử đã khiến USDX giảm mạnh tới 6,11%.

Giá cà phê nối tiếp đà hồi phục còn do vụ mùa năm tới của Brasil sẽ giảm khoảng 14 – 21 % sản lượng, theo Tổ chức Procafé và Liên đoàn Nông nghiệp Quốc gia (CNA) đã dự báo.

Bên cạnh đó, những cơn bão và áp thấp nhiệt đới liên tiếp đi vào Duyên hải miền Trung và gây mưa liên tiếp trên vùng cà phê Tây nguyên Việt Nam khiến thu hoạch vụ mùa Robusta năm nay bị chậm lại. Vào những năm xuất hiện La Nina, các nước sản xuất cà phê ở châu Á thường nhận lượng mưa dư thừa có thể gây tổn hại đến chất lượng hạt cà phê và kéo theo việc cung ứng hàng vụ mới chậm trễ.

Những người trồng cà phê của Ấn Độ đang phải đối mặt với khó khăn mới do giá cà phê giảm trên cả thị trường quốc tế lẫn tại các cửa nông trại, Deccan Herald đưa tin.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại các quốc gia lớn ở châu Âu đã giảm đáng kể do đợt phong tỏa lần thứ hai. Các quán cà phê và nhà hàng ở châu Âu, nơi tiêu thụ cà phê chính của Ấn Độ, đã lần lượt đóng cửa trong thời gian vừa qua.

Bình luận