Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 18/2/2022: Tăng xanh toàn thị trường

(VOH) - Giá cao su ngày 18/2 tăng mạnh đồng loạt tại các sàn châu Á, ngoài ra hiện giá nguyên liệu thô tăng cao cũng hỗ trợ giá cao su.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 18/2/2022, lúc 10h00, kỳ hạn tháng 6/2022, tăng mạnh lên mức 255,2 JPY/kg, tăng mạnh 3,7 yên, tương đương 1,47%.

Giá cao su hôm nay 18/2/2022: Tăng xanh toàn thị trường 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 35 CNY, lên mức 13.985 CNY/tấn, tương đương 0,25%.

Giá cao su hôm nay 18/2/2022: Tăng xanh toàn thị trường 2

Giá cao su của Nhật Bản tăng do chứng khoán Châu Á mạnh lên khi lo lắng về Nga tấn công Ukraina dịu đi, trong khi giá nguyên liệu thô cao cũng hỗ trợ giá.

Các thương nhân ghi nhận giá mủ cao su tiếp tục mạnh, giá ở Thái Lan tăng hơn 25% từ đầu năm tới nay lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2021.

Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022.

Vì vậy, triển vọng ngành cao su năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao. 

Giá cao su hôm nay 18/2/2022: Tăng xanh toàn thị trường 3
Ảnh minh họa - Internet 

Cao su thiên nhiên góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu

Cây cao su được trồng trên khắp thế giới để lấy mủ và sản xuất cao su thiên nhiên (NR), một nguyên liệu thô chiến lược. Khoảng 13 triệu gia đình nông hộ nhỏ (40 triệu người) sống nhờ canh tác cao su. 

Những kiến thức về phát thải khí nhà kính liên quan đến các hệ thống cao su thiên nhiên, bao gồm các bể hấp thụ các-bon của cao su và các tác động tiềm tàng làm biến đổi việc sử dụng đất, chỉ ra tiềm năng cao su thiên nhiên góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua việc cải thiện quản lý, tăng cường sử dụng gỗ cao su và cao su thiên nhiên thay thế cho nguyên liệu không tái tạo.

Khi sản lượng mủ giảm, cây cũ được khai thác và trồng cây mới. Độ dài vòng đời có thể thay đổi từ 30 – 35 năm. Nhiều nghiên cứu về trữ lượng các-bon của cây cao su cho thấy đồn điền cao su tạo thành trữ lượng các-bon có thể được so sánh với một số hệ thống lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Vòng đời càng dài trữ lượng các-bon của cả cây và đất càng cao.

Sự đóng góp tiềm năng của cao su thiên nhiên đối với việc giảm thiểu biến đổi khí hậu phụ thuộc vào việc canh tác cao su thay thế những gì và vào cách thức nó được tiến hành. 

Trong đó, cây cao su như một bể chứa các-bon, quản lý tốt hơn việc sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất, giảm nạn phá rừng.

Bình luận