Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 29/9/2021: Quay đầu tăng đồng loạt trên sàn châu Á

(VOH) - Giá cao su ngày 29/9 đảo chiều tăng, các chương trình kích thích kinh tế của người tiền nhiệm thúc đẩy nhà đầu tư mua mới.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 29/9/2021, lúc 7h00, kỳ hạn tháng 2/2022, tăng lên mức 1,6 JPY, tương đương 0,83% lên mức 193,0 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 29/9/2021: Quay đầu tăng đồng loạt trên sàn châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải lên mức 13.705 CNY/tấn (2.119 USD), tăng 395 CNY.

Giá cao su Nhật Bản tăng do kỳ vọng Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ tiếp tục các chương trình kích thích kinh tế của người tiền nhiệm. 

Giá cao su kỳ hạn trên sàn Singapore, giá cao su kỳ hạn tháng 10 tăng 2% lên 162,9 US cent/kg.

Ngoài ra, giá cao su tại Thượng Hải phục hồi cùng giá dầu tăng mạnh đã tác động đến tâm lý lo ngại rủi ro của các nhà đầu tư và thúc đẩy mua mới.

Giá dầu đã tăng phiên thứ năm liên tiếp chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 và hướng tới mức 80 USD/thùng do các nhà đầu tư lo ngại tình trạng thiếu cung ngày càng trầm trọng, không đáp ứng kịp thời khi nhu cầu tăng lên ở khắp nơi trên thế giới, do nới lỏng các hạn chế bởi đại dịch.

Giá cao su kỳ hạn tháng 10/2021 các chủng loại RSS3, STR20, USS3 tại Thái Lan; SMR20 tại Malaysia; SIR20 tại Indonesia đóng cửa phiên 27/9 hồi phục trở lại.

Tại Malaysia, sản lượng cao su tự nhiên trong tháng 7/2021 đạt 47,47 nghìn tấn, tăng 22,3% so với tháng 6/2021 và tăng 13,6% so với tháng 7/2020.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 8/2021, Trung Quốc nhập khẩu 529 nghìn tấn cao su tự nhiên và tổng hợp (kể cả mủ cao su latex), trị giá 971,3 triệu USD, giảm 24,3% về lượng, nhưng tăng 8,8% về trị giá so với tháng 8/2020.

Giá cao su hôm nay 29/9/2021: Quay đầu tăng đồng loạt trên sàn châu Á 2

22 nhà máy chế biến mủ cao su của Việt Nam đã được cấp chứng chỉ quốc tế

Hội thảo quốc tế về chia sẻ một số kết quả, kinh nghiệm của doanh nghiệp và cao su tiểu điền đã đạt chứng chỉ quốc tế về quản lý bền vững rừng cao su và chuỗi hành trình sản phẩm, đồng thời xây dựng kết nối với thị trường, đã thu hút được gần 250 đại biểu từ nhiều quốc gia: Việt Nam, Nhật Bản, Thái Lan, Indonedia, Pháp, Đức, Italia, Thuỵ Sỹ… 

Sự kiện diễn ra ngày 22/9/2021 theo hình thức trực tuyến do Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC) tổ chức.

Hội thảo cũng nhận được sự quan tâm và tham dự từ các công ty sản xuất ô tô, sản xuất lốp xe hơi lớn trong khu vực, thành viên các tổ chức quốc tế về phát triển cao su thiên nhiên bền vững và đại diện các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề môi trường, xã hội.

Giá cao su hôm nay 29/9/2021: Quay đầu tăng đồng loạt trên sàn châu Á 3
Ảnh minh họa - Internet 

Tại Việt Nam, Cơ quan thành viên quốc gia của PEFC-VFCS (Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam) được vận hành dưới sự quản lý của Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã kết nối và hướng dẫn VRG tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành viên trong tập đoàn, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và đăng ký thực hiện chứng chỉ rừng.

PEFC đã thí điểm chứng nhận sản phẩm cao su thiên nhiên và gỗ cao su cho cả đại điền và tiểu điền ở Việt Nam. Bên cạnh loại hình chứng nhận đơn cho các chủ rừng là các công ty, nhờ hợp tác với những cao su tiểu điền ở tất cả các quy mô, PEFC đã áp dụng thành công loại hình chứng nhận theo nhóm, cho phép các hộ tiểu điền phối hợp và triển khai các biện pháp quản lý bền vững cùng nhau.

Đến tháng 8/2021, đã có trên 54.500 ha cao su của 12 công ty thành viên VRG được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững VFCS/PEFC-FM và 22 nhà máy chế biến mủ cao su được cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.

Tổng sản lượng mủ cao su có chứng chỉ ước tính đạt hơn 60.000 tấn và hơn 300.000 m3 gỗ cao su đạt chứng chỉ VFCS/PEFC. 

Bình luận