Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 3/11/2022: Giá tại Nhật Bản tiếp tục giảm

(VOH) – Giá cao su ngày 3/11 trái chiều tại thị trường châu Á. Giá kỳ hạn trên hai sàn TOCOM và SHFE biến động không đồng nhất.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su ngày 3/11/2022, lúc 12h00, kỳ hạn tháng 3/2023, giảm mạnh xuống mức 212,9 JPY/kg, giảm mạnh 1,6 yên, tương đương 0,75%.

Giá cao su hôm nay 3/11/2022: Giá tại Nhật Bản tiếp tục giảm 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 45, ghi nhận mức 11,320 CNY/tấn, tương đương 0,40%.

Giá cao su hôm nay 3/11/2022: Giá tại Nhật Bản tiếp tục giảm 2

Giá cao su kỳ hạn tương lai trên thị trường Nhật Bản giảm bất chấp đà tăng của thị trường Thượng Hải, do thị trường chứng khoán nội địa suy yếu và lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến tâm lý. 

Giá bông kỳ hạn trên sàn ICE kết thúc chuỗi giảm bốn phiên liên tiếp nhưng triển vọng vẫn tiêu cực khi nhu cầu giảm.

Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản giảm 0,42% trong ngày thứ Tư (02/11/2022).

Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2022 trên sàn SICOM Singapore giảm 0,6% chốt tại 119,3 US cent/kg.

Toyota Motor Corp 7203.T đã công bố lợi nhuận hàng quý giảm 25% so với dự kiến và cắt giảm mục tiêu sản lượng hàng năm, do công ty Nhật Bản phải đối mặt với chi phí nguyên liệu tăng cao và tình trạng thiếu chất bán dẫn kéo dài.

Giá cao su hôm nay 3/11/2022: Giá tại Nhật Bản tiếp tục giảm
Ảnh minh họa

Giá mủ cao su Ấn Độ lao dốc trong vài tháng 

Tại Ấn Độ, nhu cầu về găng tay suy yếu sau khi đại dịch COVID-19 ở nhiều nơi trên thế giới đã bớt căng thẳng. Điều này khiến giá mủ cao su lao dốc, buộc nhiều nông dân phải kéo dài thời gian khai thác.

Giá mủ cao su, một nguyên liệu chính để sản xuất găng tay, chỉ thun và các sản phẩm khác, đã giảm từ 40% đến 50% trong vài tháng qua.

Giá mủ tại vườn, vốn đã tăng lên khoảng 185 rupee/kg vào thời kỳ cao điểm của đại dịch, hiện đã giảm xuống còn khoảng 105 rupee/kg.

Tương tự, giá mủ ly tâm hoặc mủ khô hiện ở mức 84,55 rupee/kg, giảm so với mức 130 rupee/kg cách đây vài tháng.

Hiện nay nhiều nông dân Ấn Độ đã chuyển từ sản xuất cao su tấm sang mủ cao su trong hai năm qua vì nó mang lại nhiều lợi nhuận hơn với sự gia tăng nhu cầu. Giá cao su tấm thông thường sẽ cao hơn giá mủ cao su, nhưng khi đại dịch xảy ra thì tình hình lại ở thế trái ngược.

Việc sử dụng mủ cao su đã tăng từ khoảng 8% tổng lượng tiêu thụ cao su tự nhiên lên 11% trong thời kỳ đại dịch khi nhu cầu về găng tay leo thang. Tuy nhiên, do nhu cầu suy yếu, các nhà sản xuất đã cắt giảm sản lượng.

Bình luận