Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cao su hôm nay 9/8/2021: Đi ngang tại thị trường châu Á

(VOH) – Giá cao su ngày 9/8 đi ngang tại thị trường Osaka và Thượng Hải. Dịch bệnh tái bùng phát phức tạp ở thị trường châu Á khiến cho nhu cầu không được khả quan.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 9/8/2021, lúc 11h00, kỳ hạn tháng 11/2021, tăng mạnh 1,6 JPY, tương đương 0,74% lên mức 217,6 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 9/8/2021: Đi ngang tại thị trường châu Á 1

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE)

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng nhẹ 65 CNY, tương đương 0,44%, lên mức 14.835 CNY/tấn.

Giá cao su hôm nay 9/8/2021: Đi ngang tại thị trường châu Á 2

Tổng lượng cao su thiên nhiên tồn trữ tại Thanh Đảo (Trung Quốc) đã giảm 150.000 tấn trong tháng 5 và tháng 6/2021. Điều này cho thấy “khả năng Trung Quốc sắp xuất hiện trên thị trường một cách tích cực”.

Tổng nhập khẩu của Trung Quốc tháng 6/2021 đã tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái lên 230 tỷ USD, trong khi xuất khẩu tăng 32% lên 281,4 tỷ USD.

Cộng chung từ đầu năm đến giữa tháng 7 năm 2021 nhập khẩu cao su đạt gần 964.00 tấn, trị giá hơn 1,4 tỷ USD, tăng hơn 133% về lượng và 141% về giá trị. Giá nhập khẩu trung bình đạt 1.452 USD/tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với các công ty sản xuất của Ấn Độ, nhập khẩu cao su trở nên đắt đỏ hơn do đồng USD tăng mạnh, vận chuyển toàn cầu bị gián đoạn, các chuyến hàng bị trì hoãn và chi phí vận tải biển tăng bất thường, theo Báo Thế giới & Việt Nam.

Những yếu tố này khiến nguồn cung ứng trong nước trở thành lựa chọn ưu tiên hơn so với hàng nhập khẩu.

Nhu cầu cao su tự nhiên trên toàn cầu trong tháng 6/2021 được ước tính không tăng so với tháng trước đó, chủ yếu do nhu cầu ở Trung Quốc yếu đi.

Giá cao su hôm nay 9/8/2021: Đi ngang tại thị trường châu Á 3

Lợi nhuận doanh nghiệp cao su tăng mạnh theo giá bán

Trong mùa báo cáo tài chính bán niên 2021, ngành cao su là một trong những điểm sáng. Với 101 công ty con, 16 công ty liên kết, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đạt kết quả kinh doanh vượt bậc trong ngành. 

Doanh thu thuần bán niên hơn 10.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 2.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 77% và 182% so với cùng kỳ. Tuy trong quý II, doanh nghiệp đầu ngành này giảm lợi nhuận nhưng mức giảm lại đến từ hoạt động tài chính và mảng kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính vẫn tăng mạnh, đạt gần 4.500 tỷ đồng, thoát khỏi khoản lỗ gần 2.600 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Các công ty con tiêu biểu trong VRG cũng đạt kết quả kinh doanh tốt. 6 tháng đầu năm, Cao su Tân Biên (RTB) có hơn 375 tỷ đồng doanh thu và hơn 120 tỷ đồng lãi ròng, tăng lần lượt 167% và 284% so với cùng kỳ. Cao su Bà Rịa (BRR) cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 3 con số với 35 tỷ đồng, tăng 170%. Nếu chỉ xét riêng lĩnh vực trồng và chế biến mủ cao su, Cao su Phước Hòa (PHR) vẫn tăng trưởng. 

Giá cao su hôm nay 9/8/2021: Đi ngang tại thị trường châu Á 4
Ảnh minh họa - Internet 

Theo báo cáo tài chính công ty mẹ, doanh thu bán niên tăng 87% lên hơn 590 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần của công ty đạt gần 52 tỷ đồng, tăng hơn 640%. Cao su Đồng Phú (DPR) kỳ này cũng tăng trưởng 2 con số. 

Có quy mô doanh thu và lợi nhuận không chênh lệch quá nhiều, kỳ này Cao su Đắk Lắk (DRG) thoát lỗ. Thay vì ghi nhận lợi nhuận âm gần 30 tỷ đồng, doanh nghiệp này đã lãi hơn 76 tỷ đồng trong 6 tháng. Cao su Miền Nam (CSM) cũng ghi nhận tăng trưởng trong kết quả kinh doanh. Doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt gần 2.500 tỷ đồng và 36 tỷ đồng.

Sản lượng tiêu thụ và giá bán tăng cao là nguyên nhân giúp các doanh nghiệp cao su lãi đậm kỳ này. 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt hơn 714.000 tấn. Trị giá xuất khẩu vào khoảng 1,2 tỷ USD, tăng hơn 88% so với cùng kỳ năm 2020. Giá cao su xuất khẩu bình quân nửa đầu năm đạt hơn 1.680 USD/tấn, tăng khoảng 27,2% so với mức 1.325 USD/tấn của 6 tháng năm 2020, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam.

Bình luận