Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá gas hôm nay 18/9/2021: Tiếp đà giảm khi nhu cầu tiêu thụ thấp

(VOH) - Giá gas ngày 18/9 tiếp tục giảm nhẹ phiên cuối tuần, nguồn cung dần phục hồi sau hai cơn bão đi qua.

Giá gas thế giới giảm nhẹ 

Giá gas hôm nay 18/9, lúc 9h30, giờ Việt Nam, giảm gần 0,5% xuống mức 5,2 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2021.

Giá gas hôm nay 18/9/2021: Tiếp đà giảm khi nhu cầu tiêu thụ thấp 
Ảnh minh họa - Internet 

Hợp đồng khí tự nhiên (LNG) tại Mỹ giảm do dự báo nhu cầu sẽ giảm trong tuần tới.

Giá LNG giảm 12,5 US cent, tương đương 2,3%, xuống mức 5,335 USD/mmBtu, cho thấy mức giảm trong ngày lớn nhất trong hơn một tuần.

Giá khí đốt tự nhiên kỳ hạn đã mất đà tăng do các dự báo thời tiết thay đổi thấp hơn và báo cáo hàng tồn kho của chính phủ cho thấy lượng hàng dự trữ lớn hơn dự kiến.

Giá dầu hôm nay cũng giảm mạnh trong bối cảnh nguồn cung dầu thô tăng mạnh từ nhiều nguồn trên thị trường.

Hoạt động khai thác dầu khí ở Vịnh Mexico đang trên đà được khôi phục, tuy ở mức độ chậm, nhưng cũng đã bổ sung một lượng dầu đang kể vào nguồn cung trên thị trường.

Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong ba tuần trong phiên ngày hôm qua, khiến giá dầu thô trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác. Đồng bạc xanh tăng giá nhờ dữ liệu doanh số bán lẻ tốt hơn mong đợi của Mỹ. 

Nguồn cung đã quay trở lại ở Vịnh Mexico của Mỹ sau hai cơn bão nhưng cả hai loại dầu đều đang hướng tới mức tăng hàng tuần khoảng 4%.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết các công ty tiện ích đã bổ sung 83 tỷ feet khối (bcf) khí vào kho trong tuần kết thúc vào ngày 10 tháng 9. Refinitiv dự báo nhu cầu khí trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 86,6 bcfd trong tuần này xuống 85,3 bcfd trong tuần tới do xuất khẩu LNG giảm. 

Dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy xuất khẩu dầu thô của Mỹ trong tháng 9 đã giảm xuống từ 2,34 triệu bpd đến 2,62 triệu bpd từ 3 triệu bpd vào cuối tháng 8.

Dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong tuần này cho thấy tồn kho dầu của OECD giảm xuống mức thấp trong tháng 11, do nhu cầu nhiên liệu phục hồi dự kiến sẽ vượt cung.

Nhu cầu suy yếu ở Đông Nam Á đã giảm bớt khi các trường hợp mắc bệnh COVID-19 đã lên đến đỉnh ở các nước như Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Dự báo nhu cầu tiêu thụ khí đốt cũng được hỗ trợ bởi việc một loạt các quốc gia ở châu Âu, châu Á và cả Mỹ tiếp tục lộ trình trở lại trạng thái bình mới trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Điều này đã góp phần làm gia tăng triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu khi các chuỗi cung ứng hàng hoá, sản xuất… toàn cầu được khôi phục.

Bình luận