Giá lúa gạo hôm nay 24/5: ổn định, nhu cầu mua lúa khô chậm

(VOH) Giá lúa gạo hôm nay 24/5 ổn định tại tất cả giống lúa, gạo và nếp được khảo sát. Hiện nhu cầu mua của các kho chậm lại, giao dịch ít. Long An đã xuống giống lúa vụ Hè Thu năm 2022.

Giá lúa gạo hôm nay đi ngang

Giá gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

Giá lúa gạo hôm nay 24/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang. Cụ thể, tại An Giang lúa tươi OM 18 đang được thương lái mua tại ruộng với mức giá 5.800 – 5.900 đồng/kg; IR 504 5.400 – 5.600 đồng/kg; nàng hoa 5.900 đồng/kg; lúa OM 5451 5.600 – 5.700 đồng/kg; IR 504 (khô) 6.500 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giữ mốc 5.800 - 6.000 đồng/kg, lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg. Đài Thơm đang được thu mua với giá 5.700 - 5.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Tại Sóc Trăng, giá lúa vẫn giữ nguyên, cụ thể: ST 24 có giá là 8.500 đồng/kg, Đài thơm 8 là 6.900 đồng/kg; OM 5451 là 6.800 đồng/kg.

Tại Bến Tre, giá lúa không có biến động, hiện IR 50404 là 5.800 đồng/kg; OM4218 là 5.900 đồng/kg; OM 6976 là 5.900 đồng/kg.

Tại Cần Thơ, lúa Jasmine ở mức 7.100 đồng/kg, IR 50404 là 6.400 đồng/kg, riêng OM 4218 là 6.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Giá các loại nếp tiếp tục không thay đổi giá so với tuần trước. Theo đó, nếp AG (khô) dao động trong khoảng 7.700 - 7.800 đồng/kg, nếp Long An (khô) có giá là 7.600 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg; nếp Long An khô 7.600 – 7.800 đồng/kg; nếp An Giang  khô 7.700 – 7.800 đồng/kg.

Song song đó, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ổn định. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.300 – 8.400 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.800 – 8.900 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen có giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật đi ngang tại mốc 20.000 đồng/kg. Giá phụ phẩm cũng duy trì ổn định. Hiện giá tấm IR 504 8.500 – 8.600 đồng/kg; giá cám khô 8.700 – 8.800 đồng/kg.

Theo các thương lái, hôm nay lượng gạo nguyên liệu về ổn định, các kho mua cầm chừng. Nhu cầu mua cám vẫn ở mức cao. Thị trường lúa Hè thu trầm hơn, giá vững. Nhu cầu hỏi mua lúa khô chậm, giá giảm nhẹ.

Giá gạo tại Chợ

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Giá gạo tại Siêu Thị

Gạo tài nguyên Chợ Đào Minh Tâm 5kg, giá từ 134.289đ; Gạo Thơm Vua Gạo ST24 5kg, giá từ 135.500 đ - 207.700đ;  E - Gạo Thơm ST24 Vua Gạo 5Kg, giá từ 207.700 đ; Gạo thơm đặc sản Neptune st24 túi 5kgm, giá từ 175.000 đ Gạo thơm ST24 Coop Finest 5kg, giá từ 169.000 đ; Gạo Thơm ST21 A AN Túi 5Kg, giá 104.500 đ; Gạo Trân Châu Hương 5kg, giá 105.000đ; gạo st 21 ( bao 10kg), giá 210.000 đ; Gạo Tài Nguyên Chợ Đào Minh Tâm 5Kg, giá từ 134.289 đ; Gạo thơm Hương Sen- Gạo Minh Tâm ( gạo ST24) túi 5kg, giá từ 137.000 đ; Gạo Nàng thơm Minh Tâm 5kg, giá 121.500 đ; Gạo Tám Thơm Nam Bình nhãn đỏ ST24 túi 5kg, giá từ 175.000 đ; Gạo thơm cao cấp Xuân Hồng 5kg, giá 168.500đ;  Gạo nàng Hoa Xuân Hồng 5kg, giá 108.500 đ; Gạo nàng thơm Xuân Hồng 5kg, giá 122.500đ.

Tình hình xuất khẩu gạo và giá thế giới

Về tình hình xuất khẩu gạo, hiện giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ mức ổn định. Hiện gạo 100% tấm ở mức 373 USD/tấn, tăng 3 USD/tấn so với hôm qua. Gạo 5% tấm 420 USD/tấn; gạo 25% tấm 400 USD/tấn; gạo Jasmine 528 – 532 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo vào Asean cửa rộng nhưng vẫn vướng

Khu vực Asean được đánh giá là thị trường còn rất nhiều dư địa cho gạo Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu cần có chiến lược thâm nhập bài bản, linh hoạt với từng thị trường, xây dựng thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh cho gạo Việt Nam...

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), ASEAN là thị trường lớn với gần 700 triệu dân, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lối sống, khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, nên gạo của Việt Nam có nhiều tiềm năng tại thị trường này.

Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Philippines. Năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.

Mặc dù là nước sản xuất lúa gạo lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng Indonesia cũng được đánh giá là thị trường lớn của gạo Việt Nam. Diện tích canh tác lúa gạo của Indonesia năm 2021 là 10,41 triệu ha đạt 54,42 triệu tấn thóc, năng suất bình quân 5,22 tấn/ha.

Trong vài năm gần đây, lượng gạo nhập khẩu vào Indonesia tương đối ổn định. Năm 2019, nước này nhập khẩu 444.500 tấn, trị giá 184 triệu USD; năm 2020 là 356 nghìn tấn, 195 triệu USD và đến năm 2021 là trên 407 nghìn tấn, với trị giá 184 triệu USD.

Gạo nhập khẩu vào Indonesia chủ yếu từ Pakistan, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ. Trong đó Pakistan chiếm 31% sản lượng gạo nhập khẩu của Indonesia năm 2020, Việt Nam chiếm 24,9%, Thái Lan chiếm 24,8%.

Mặc dù gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Indonesia (top 3 trong những nước cung cấp gạo cho Indonesia), song theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian tới. Đó là chủ trương tự đảm bảo an ninh lương thực từ nguồn lúa gạo trong nước khiến nhu cầu nhập khẩu gạo có xu hướng sụt giảm.

Ngoài ra là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa gạo Thái Lan và Việt Nam ở phân khúc gạo chất lượng cao trong bối cảnh nhập khẩu gạo của Indonesia sụt giảm.

Để người tiêu dùng biết đến gạo Việt Nam, cần đẩy mạnh quảng bá, truyền thông về gạo Việt. Hiện tại một số siêu thị Malaysia có hình thức gửi hàng mẫu tại các gian hàng. Doanh nghiệp sẽ mất phí thời gian đầu để giới thiệu hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý đến hình thức quảng bá này, bởi trong quá trình trưng bày, quảng bá, sản phẩm có nhiều người hỏi mua thì siêu thị sẽ nhập hàng, đồng thời các doanh nghiệp khác cũng sẽ quan tâm. Mặt khác, để đa dạng mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu gạo nếp vì nhu cầu tại Malaysia cũng rất cao.

Ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, lượng gạo của Việt Nam vào Singapore tăng đặc biệt với mặt hàng gạo tẻ trắng, năm 2021 tăng gần 30% so với năm 2020.

Trong 10 quốc gia xuất khẩu gạo vào Singapore năm 2021, Việt Nam vẫn duy trì ở vị trí thứ 3, sau Thái Lan và Ấn Độ. Gạo Việt Nam chiếm gần 26% thị phần, tuy nhiên so với vị trí số 1 là Thái Lan (36,46%) còn rất xa. Gạo Ấn Độ chiếm hơn 28% thị phần gạo nhập của Singapore.

Để cạnh tranh được với vị trí số 1 và số 2, các doanh nghiệp gạo Việt Nam cần rất cố gắng. Các doanh nghiệp Việt Nam đủ lớn có thể mở các chi nhánh hoặc công ty con tại Singapore để mở rộng và phát triển thị phần gạo Việt Nam.

Bình luận