Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá nhân hạt điều và hạt điều chế biến trong nước khởi sắc trở lại

(VOH) - Giá nhân hạt điều và hạt điều chế biến của Việt Nam có khởi sắc sau một thời gian đầy biến động.

Với tín hiệu khả quan về tình hình tiêu thụ hạt điều quý III/2019, Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt điều nhân loại W320 sẽ đạt mức 3,3 - 3,5 USD/pound nhờ nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu có thể đạt mức tăng trưởng từ 10-15%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, xuất khẩu hạt điều tháng 5/2019 ước tính đạt 40 nghìn tấn, trị giá 294 triệu USD, tăng 12,1% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với tháng 4/2019, so với tháng 5/2018 tăng 10,1% về lượng, nhưng giảm 13,5% về trị giá. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt điều đạt 155 nghìn tấn, trị giá 1,204 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng, nhưng giảm 14,2% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2018.

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều tháng 5/2019 đạt 7.350 USD/tấn, giảm 3,3% so với tháng 4/2019, so với tháng 5/2018 giảm 21,4%. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 7.766 USD/tấn, giảm 21,1% so với 5 tháng đầu năm 2018.

Mùa thu hoạch điều

Ảnh minh họa: internet

Sau thời kỳ ảm đạm kéo dài trong 4 tháng đầu năm nay khi giá biến động chủ yếu theo xu hướng giảm và ở mức thấp, thì sang tháng 5/2019 giá nhân hạt điều và hạt điều chế biến của Việt Nam đã có sự khởi sắc.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, nhân hạt điều hiện nay của các nhà máy sản xuất chỉ đáp ứng cho những hợp đồng đã ký trước, trong khi có nhiều đơn hàng cần giao ngay nên lượng nhân hạt điều không đáp ứng đủ nhu cầu.

Để khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn cung hạt điều chất lượng, UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Bờ Biển Ngà. Bờ Biển Ngà là thị trường hàng đầu thế giới về sản xuất hạt điều với diện tích đạt 1,4 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 5 tạ/ha, nhưng chỉ có 8% sản lượng được chế biến chuyên sâu cung ứng ra thị trường thế giới. Theo đó, nước này mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Bình Phước về đẩy mạnh chế biến hạt điều.

Bình Phước được mệnh danh là “thủ phủ” điều của cả nước vì giàu kinh nghiệm và có nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất liên kết xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên, hiện sản lượng điều của Bình Phước chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của doanh nghiệp nên hàng năm cần phải nhập khẩu nguyên liệu điều để chế biến.

Với tín hiệu khả quan về tình hình tiêu thụ hạt điều quý III/2019, Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt điều nhân loại W320 sẽ đạt mức 3,3 - 3,5 USD/pound nhờ nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu có thể đạt mức tăng trưởng từ 10-15% trong thời gian này.

Khan hiếm nguồn cung nhân điều chất lượng

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo Hiệp hội Điều Việt Nam, nhân hạt điều hiện nay của các nhà máy sản xuất chỉ đáp ứng cho những hợp đồng đã ký trước, trong khi có nhiều đơn hàng cần giao ngay nên lượng nhân hạt điều không đáp ứng đủ nhu cầu.

Để khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn cung hạt điều chất lượng, UBND tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu Bờ Biển Ngà.

Bờ Biển Ngà là thị trường hàng đầu thế giới về sản xuất hạt điều với diện tích đạt 1,4 triệu ha, năng suất bình quân khoảng 5 tạ/ha, nhưng chỉ có 8% sản lượng được chế biến chuyên sâu cung ứng ra thị trường thế giới.

Theo đó, nước này mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Bình Phước về đẩy mạnh chế biến hạt điều. Bình Phước được mệnh danh là "thủ phủ" điều của cả nước vì giàu kinh nghiệm và có nhiều doanh nghiệp, cơ sở tham gia vào chuỗi sản xuất liên kết xuất khẩu hạt điều.

Tuy nhiên, hiện sản lượng điều của Bình Phước chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến của doanh nghiệp nên hàng năm cần phải nhập khẩu nguyên liệu điều để chế biến. Với tín hiệu khả quan về tình hình tiêu thụ hạt điều quý III/2019, Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt điều nhân loại W320 sẽ đạt mức 3,3 - 3,5 USD/pound nhờ nhu cầu tiêu thụ hạt điều toàn cầu có thể đạt mức tăng trưởng từ 10-15% trong thời gian này.

Nhập khẩu điều thô giảm hơn 22% trong 5 tháng đầu năm

Ở chiều ngược lại, khối lượng hạt điều thô nhập khẩu trong tháng 5 ước đạt 131.000 tấn với giá trị đạt 181 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị hạt điều nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt 416.000 tấn và giá trị đạt 663 triệu USD, tăng 7,9% về khối lượng nhưng lại giảm 22,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá điều xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm chỉ đạt 7.772 USD/tấn. Trong nước, giá điều tháng 5 tiếp tục ổn định 46.000 đồng/kg ở Đồng Nai, tăng 4.500 đồng lên 34.500 đồng/kg tại Bình Phước.

Trên thị trường thế giới, Hội đồng Bông và Điều Bờ Biển Ngà đang cố gắng kiểm soát giá xuất khẩu hạt điều thô theo mức giá sàn quy định là 1.240 USD/tấn và đã yêu cầu tạm ngưng làm thủ tục xuất khẩu tất cả các lô hàng điều từ ngày 30/4 đến 10/5 để kiểm tra về giá hợp đồng xuất khẩu điều thô.

"Điều này làm chậm tiến độ giao hàng về Việt Nam ít nhất 10 ngày, tạm thời chặn sự giảm giá điều thô từ giữa tháng 3 và trong tháng 4 vừa qua", Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho biết.

Cơn bão Fani đổ bộ vào bờ biển phía đông Ấn Độ đã gây thiệt hại cuối vụ thu hoạch ở khu vực này và gây áp lực về nguồn cung lên các nhà chế biến Ấn Độ, khiến gia tăng nhu cầu hạt thô Tây Phi, tuy nhiên sự gia tăng thời điểm hiện tại dẫn đến sự ổn định giá hơn là tăng giá.

Việt Nam - Ấn Độ đối thủ trên thị trường xuất khẩu hạt điều

Theo thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ thì Ấn Độ và Việt Nam đang là hai đối thủ cạnh tranh quyết liệt trên thị trường xuất khẩu hạt điều thế giới vốn đang phát triển nhanh trong thời gian qua, với thị phần lần lượt là 20% và 60%.

Nhu cầu về hạt điều trên thế giới đã tăng trưởng nhanh và ổn định trong những thập kỷ gần đây. Xuất khẩu điều thế giới đã tăng từ mức 370.000 tấn năm 2007 lên mức 437.000 tấn năm 2017 và tăng lên mức 440.800 tấn vào năm 2018.

Theo Hội đồng Hoa quả sấy và hạt quốc tế (the International Nut & Dried Fruit Council - INC), trong giai đoạn từ 2012-2017, Việt Nam và Ấn Độ lần lượt chiếm 61% và 23% thị phần xuất khẩu hạt điều thế giới và khối lượng xuất khẩu của của cả hai nước vẫn đang duy trì khá ổn định.

Ngoài việc là nhà sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới, Ấn Độ cùng với Việt Nam hiện là một trong những quốc gia chế biến hạt điều thô thành hạt nhân nhân lớn nhất thế giới. Năm 2017, Ấn Độ đã nhập hơn 700.000 tấn hạt điều, chủ yếu từ các nước có diện tích trồng điều lớn tại Tây và Đông Phi, để chế biến và xuất khẩu. Cũng trong năm 2017, Ấn Độ đã xuất khẩu 100.115 tấn hạt điều (theo số liệu của UN Comtrade).

Tuy nhiên, INC cho rằng ngành điều thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức mà cần phải được giải quyết cấp độ toàn cầu, thay vì ở cấp độ quốc gia. Hiện tại, hoạt động sản xuất, chế biến hạt điều nhân đang được tập trung ở 3 quốc gia chính là Việt Nam, Ấn Độ và Brazil, tương ứng tỷ lệ chiếm khoảng 48%, 44% và 4% tổng hạt điều thô thế giới.

INC cho rằng, Ấn Độ đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Việt Nam. Việt Nam đã giành được và khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Giá cà phê hôm nay 8/6/2019: Đồng loạt giảm nhẹ cả 2 sàn trong nước và thế giới phiên cuối tuầ -Giá cà phê hôm nay 8/6 đảo chiều giảm nhẹ 100đồng/kg tại hầu hết các vùng trồng cà phê trọng điểm Tây Nguyên và Miền Nam. Giá thế giới cũng giảm nhẹ do sức tiêu thụ trên thị trường ...
Giá tiêu hôm nay 8/6/2019: Giá tiêu trong chuỗi ngày ảm đạm, nông dân lao đao  - Giá tiêu hôm nay 8/6/2019 tiếp tục đứng ở mức thấp tại hầu hết các địa phương trọng điểm Tây Nguyên và miền Nam. Giá thế giới biến động trái chiều.
Bình luận