Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá thép xây dựng hôm nay 5/6/2019: Gía thép đứng yên sau chuỗi sụt giảm 5 ngày

(VOH)- Giá thép hôm nay đứng yên sau đợt giảm kéo dài nhất trong vòng 7 tháng, song thép cuộn cán nóng giảm giữa bối cảnh giới đầu tư thận trọng vì mùa nhu cầu thép cao điểm ở Trung Quốc đã kết thúc.

Giá thép xây dựng hôm nay đứng yên

Giá thép thanh giao tháng 5 trên Sàn giao dịch Thượng Hải không có biến động đáng kể, giữ ở mức 3.765 nhân dân tệ/tấn vào lúc 11h00, ngày 5/6, giờ Việt Nam.

Sản xuất thép

Ảnh minh họa: internet

Hợp đồng thép thanh đã hồi phục nhẹ vào thứ Ba 4/6 sau chuỗi thua lỗ dài nhất trong 7 tháng nhưng giá thép cuộn cán nóng chạm mức thấp nhất trong hai tháng với những người tham gia thị trường thận trọng khi mùa thép cao điểm ở Trung Quốc đã kết thúc.

Hợp đồng thép thanh kết thúc phiên giao dịch tăng 0,3% lên 3.745 nhân dân tệ/tấn (tương đương 542,25 USD/tấn) sau khi giảm 5 phiên liên tiếp, theo Hellenic Shipping News.

Giá thép xây dựng tiêu chuẩn giảm khoảng 5% kể từ khi chạm đỉnh 8 năm vào tháng trước.

Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2% ở mức 3.609 nhân dân tệ/tấn sau khi giảm xuống còn 3.557 nhân dân tệ trong ngày trước đó, mức thấp nhất kể từ ngày 4/4.

Richard Lu, chuyên gia phân tích cao cấp của CRU Group, cho biết áp lực khiến giá thép giảm là vì nhu cầu theo mùa giảm dần và sản lượng thép đang ở mức cao.

Sản lượng thép tại nước sản xuất thép lớn nhất thế giới trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 314,96 triệu tấn thép thô, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, lợi nhuận biên tại các nhà máy thép Trung Quốc giảm mạnh trong mấy tuần qua, do chi phí nguyên liệu gia tăng và nhu cầu trong các lĩnh vực hạ nguồn suy giảm, công ty thép có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông cho biết.

Trong khi, trung tâm sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn – Trung Quốc cho biết sẽ kéo dài các hạn chế sản xuất đối với ngành công nghiệp nặng đến cuối tháng 6/2019, như là một phần nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng không khí.

Các nhà máy thép tại Đường Sơn đã yêu cầu cắt giảm hoạt động thiêu kết lên tới 50% và thực thi các hạn chế sản xuất giống như trong mùa đông đối với lò nung và lò chuyển đổi.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 0,6% lên 720,5 nhân dân tệ/tấn.

Giá than mỡ tăng 0,3% lên 1.380,5 nhân dân tệ/tấn và giá than cốc tăng 0,6% lên 2.127 nhân dân tệ/tấn, ghi nhận cả hai con số đều đảo ngược các khoản lỗ trước đó.

Các nhà máy thép hiện đang thận trong hơn trong việc mua nguyên liệu thô. Về nhu cầu quặng sắt, các nhà máy thép đã đảm bảo nguồn cung để sản xuất trước nỗi lo lượng hàng sự trữ trong kho giảm mạnh.

Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,7% lên 3.748 CNY (542,22 USD)/tấn, rời khỏi chuỗi giảm 6 phiên liên tiếp.

Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tăng 0,6% lên 3.608 CNY/tấn.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 722 CNY/tấn.

Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,1% lên 1.376,5 CNY/tấn, trong khi giá than cốc thay đổi nhẹ ở mức 2.11,5 CNY/tấn.

Giám đốc điều hành thuộc Hiệp hội thép Trung Quốc cảnh báo nguy cơ tăng sản lượng trong năm nay và kêu gọi các nhà máy thép tăng sản lượng “hợp lý” khi tăng trưởng nhu cầu được dự kiến sẽ suy giảm trong nửa cuối năm 2019.

Thép phế liệu: Thống kê cho biết, trong tháng 4/2019 Nhật Bản nhập khẩu 9.000 tấn thép phế liệu, giảm đáng kể 71,9% so với tháng 4/2018, đạt dưới 10.000 tấn trong 5 tháng liên tiếp.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, tổng nhập khẩu đạt 28.000 tấn, giảm 76,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 39,1% trong tổng số, tổng cộng đạt 11.000 tấn, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thanh cốt thép, thép phế liệu: Feng Hsin Steel Co., Ltd. tăng giá thanh cốt thép và thép phế liệu thêm 200 NTD/tấn trong tuần này, trong khi công ty giữ giá thép thương phẩm không thay đổi.

Theo đó, giá thanh cốt thép tăng lên 17.300 NTD/tấn, thép thương phẩm ở mức 21.300 NTD/tấn, thép phế liệu ở mức 8.900 NTD/tấn. Bên cạnh đó, giá thanh cốt thép tăng từ 16.300-16.500 NTD/tấn lên 16.500-16.700 NTD/tấn.

Feng Hsin cho biết không có nguồn cung thép phế liệu từ Mỹ trong tuần này. Giá thép phế liệu từ Nhật Bản và Mỹ tăng nhẹ và giá quặng sắt từ Australia giảm.

Thép cuộn: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết, trong tháng 3/2019 nước này xuất khẩu khoảng 5.600 tấn thép cuộn, tăng 1,3% so với tháng 2/2019, trong khi giảm 29,9% so với tháng 3/2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 13,3 triệu USD. Trong số đó, xuất khẩu sang Mexico đạt 2.500 tấn, duy trì ổn định so với tháng trước đó, sang Canada đạt 1.900 tấn, sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.

Xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép góp vào kim ngạch cả nước 1,02 tỷ USD

Kết thúc năm 2018, ngành thép đã có một năm xuất khẩu bội thu, khi giá trị xuất khẩu chỉ tính riêng sắt thép các loại đã tăng thêm gần 1,5 tỷ USD so với năm 2017, mặc dù hàng loạt vụ phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm sắt thép xuất khẩu.

Sang năm 2019, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 4/2019 xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép giảm 7,8% so với tháng 3/2019, nhưng nếu tính chung 4 tháng đầu năm 2019 tăng 8,4% so với cùng kỳ, đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước.

Trong 4 tháng đầu năm 2019, sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang bốn thị trường chủ lực đó là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đều có kim ngạch tăng trưởng, theo đó Mỹ chiếm thị phần lớn hơn cả 19,24%, đạt 196,35 triệu USD, tăng 38,43% so với cùng kỳ, mặc dù trong tháng 4/2019 xuất khẩu sang thị trường này kim ngạch giảm 2,1% so với tháng 3/2019 chỉ có 52 triệu USD, nhưng tăng 64,67% so với tháng 4/2018. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt 140,28 triệu USD, so với cùng kỳ chỉ tăng 9,75%, tuy nhiên xuất sang Hàn Quốc lại tăng khá 31,57% cho dù kim ngạch chỉ đứng thứ ba sau Nhật Bản đạt 64,55 triệu USD. Kế đến là Ấn Độ tăng 6,24% đạt 60 triệu USD.

Ngoài ra 4 thị trường chủ lực kể trên, mặt hàng sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường như: Hà Lan, Australia, Bỉ, Indonesia….

Để không quá phụ thuộc vào những thị trường truyền thống, so với cùng kỳ năm trước thị trường xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay có thêm một số thị trường mới như: Mozambique, Pakistan, Bangladesh, Romania, Séc, Achentina, Brunây, Co Oét và Phần Lan trong số những thị trường này xuất sang Phần Lan đạt kim ngạch cao nhất 5,22 triệu USD; thứ hai là Brunây 3,9 triệu USD; Bangladesh 3,19 triệu USD; Romania và Séc đều đạt trên 2,1 triệu USD; Achentina 1,93 triệu USD; Pakistan 1,02 triệu USD; Co Oét 433 nghìn USD và Mozambique 49,5 nghìn USD.

Nhìn chung, 4 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép sang các thị trường kim ngạch đều tăng trưởng, theo đó xuất sang thị trường các thị trường Anh, Hongkong (TQ) và Nauy tăng mạnh trong đó Anh tăng nhiều nhất 156,16% tuy chỉ đạt 317,1 triệu USD; Hongkong (TQ) tăng 149,64% đạt 7,83 triệu USD và Nauy tăng 108,83% đạt 486,6 nghìn USD.

Ở chiều ngược lại, giảm mạnh xuất khẩu sang thị trường Saudi Arabia tới 73,41% tương ứng với 1,59 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất sang Myanmar và Thái Lan cũng giảm khá nhiều đều trên 40%.

 

Giá thép xây dựng hôm nay 4/6/2019: Giá thép tại Trung Quốc giảm - Giá thép xây dựng hôm nay 4/6 giảm, giá thanh cốt thép tại Thượng Hải giảm phiên thứ 6 liên tiếp. Giá thép cuộn cán nóng giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng.
Giá cao su hôm nay 5/6/2019: 'Tăng nóng' cả 2 sàn Tokyo và Thượng Hải - Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo, giá cao su ngày 5/6/2019 kỳ hạn tháng 11/2019 tăng nhờ  hỗ trợ bởi giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải và thị trường chứng khoán toàn cầu tăng.
Bình luận