Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu hôm nay 10/6/2022: Chững giá

(VOH) Giá tiêu ngày 10/6 đi ngang toàn bộ thị trường sau hai ngày biến động không đồng nhất.

Giá tiêu đi ngang hôm nay, cao nhất ở ngưỡng 75.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) chững giá, dao động trong mức 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai không biến động sau phiên giảm hôm qua, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước ổn định, dao động ở ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai đi ngang, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục cao nhất thị trường, dao động trong ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

75,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71, 500

0

Giá tiêu hôm nay 10/6/2022: Chững giá 
Ảnh minh họa - Internet 

4 tháng đầu năm, Campuchia đã xuất khẩu 3.834 tấn hạt tiêu, tăng 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Campuchia với 3.540 tấn, tương đương 92%.

Trước việc giá tiêu giảm, Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia cho rằng nguyên nhân là thương lái Việt Nam hạ giá. 

Ở phía Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu (VPA) cho biết trong tháng 5, giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao khiến giá tiêu đen cũng giảm khoảng 7 - 8%, dao động trong khoảng 70.000 - 73.000 đồng/kg.

Hiện vẫn đang là thời điểm giao nhận hàng đã ký từ năm ngoái nên khách hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng mới. Điều đó dẫn đến việc các nhà xuất khẩu của Việt Nam không mua hàng tích trữ khiến giá hạt tiêu giảm. 

Theo đó, việc giá hạt tiêu tăng trở lại hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thu mua của thị trường Trung Quốc. Song chính sách Zero Covid và căng thẳng chính trị Nga – Ukraine tiếp tục khiến nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm.

Tại Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu những tháng vừa qua có phần sụt giảm do lạm phát toàn cầu gia tăng vượt mức, trong khi cuộc chiến ở Đông Âu bùng nổ và Trung Quốc thắt chặt các cửa khẩu biên giới ở phía Bắc vì dịch bênh covid lây lan đã làm xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường tiêu thụ lớn này cũng bị đình trệ.

Kỳ vọng các hoạt động xuất nhập khẩu sẽ sớm bình thường trở lại để Việt Nam tiếp tục giữ được vị thế của nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Việc Trung Quốc tiếp tục kiên trì với chính sách “Zero Covd” đang ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng hồ tiêu tại nước này. Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển tiếp tục bị tác động bởi những bất ổn trong vận tải hàng hóa toàn cầu.

Tuy nhiên, triển vọng giá hồ tiêu trong trung và dài hạn vẫn tương đối tích cực bởi sản lượng toàn cầu được Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự báo tiếp tục giảm khoảng 3% trong năm nay. 

Thậm chí có thể giảm hơn bởi báo cáo vụ mùa của Việt Nam, Campuchia hay Sri Lanka đều giảm khoảng 10 - 20%. Trong những năm gần đây, nguồn cung toàn cầu liên tục giảm trong khi nhu cầu ngày càng tăng. 

Bình luận