Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu hôm nay 14/7/2023: Nhu cầu thị trường giảm sút do lạm phát và lãi suất tăng cao

VOH - Giá tiêu ngày 14/7 trong nước duy trì ổn định, thế giới liên tục tăng từ đầu tuần với giá tiêu Indonesia nhưng giữ nguyên ở các quốc gia khác.
Giá tiêu hôm nay 14/7/2023: Nhu cầu thị trường giảm sút do lạm phát và lãi suất tăng cao 1
Ảnh minh họa: Internet

Giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 70.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 67.000 đồng/kg tại Gia Lai.

Hôm nay giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong mức 68.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 67.500 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

68.000

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

67.000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

68.000

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

70.000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

69.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67.500

0

Giá tiêu trong nước hôm nay giữ ổn định tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường trong nước đang đi ngang những ngày qua.

Giá tiêu thế giới

Khảo sát phiên giao dịch ngày 14/7, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.740 USD/tấn, tăng 0,72%; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.050 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn.

Giá tiêu trắng Muntok 6.474 USD/tấn, tăng 0,7%; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.

Giá tiêu thế giới hôm nay liên tục điều chỉnh tăng giá hồ tiêu tại Indonesia trong khi vụ thu hoạch tại quốc gia này đang diễn ra.

Nguyên nhân do đồng USD tiếp tục suy yếu, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022, lạm phát tại Mỹ đã hạ nhiệt khiến đồng bạc xanh rớt giá so với các loại tiền tệ khác.

Đà tăng hay giảm của thị trường còn phụ thuộc nhiều vào thực tế vụ thu hoạch năm nay của Indonesia và sức mua từ các nhà nhập khẩu Âu - Mỹ.

Hiện Indonesia đang bước vào thu hoạch vụ hồ tiêu mới. Điều này gây áp lực lên giá hồ tiêu xuất khẩu của thế giới. Thị trường kỳ vọng các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ tăng mua trở lại.

Nửa đầu năm, các thị trường trên chậm lại do nhu cầu tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi lạm phát và lãi suất tăng cao. Mỹ giảm nhập khẩu hồ tiêu từ tất cả thị trường cung cấp chính trong nửa đầu năm.

Động thái trên được thúc đẩy bởi 2 yếu tố, lạm phát đã đẩy lãi suất lên cao. Để giảm chi phí tài chính, các công ty đang giảm hàng tồn kho, xả kho hồ tiêu dự trữ. Ngoài ra, chi phí và thời gian vận chuyển đã trở về mức bình thường trước đại dịch, do đó các nhà nhập khẩu không còn phải giữ hàng tồn kho lớn hơn nữa.

Điều này đúng với thực tế thời gian qua, các nhà nhập khẩu Âu-Mỹ đã giảm nhập khẩu để dùng hàng dự trữ trong khi kỳ vọng vụ thu hoạch hồ tiêu tại Indonesia năm nay giá sẽ giảm hơn.

Trung Quốc, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu của Việt Nam trong tháng 6/2023, trong đó Tập đoàn Trân Châu (Pearl Group) và Nedspice Việt Nam là hai nhà xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất trong tháng 6.

Nhu cầu thị trường giảm sút trong bối cảnh người tiêu dùng châu Âu cắt giảm chi tiêu do lạm phát và lãi suất tăng cao

Bình luận