Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 17/10/2022: “Lặng sóng” phiên đầu tuần

(VOH)-Giá tiêu ngày 17/10 duy trì ở mức thấp, thị trường ảm đạm. So với đỉnh mốc, giá tiêu xuống hơn 20.000 đồng/kg, nhiều người ôm hàng đầu vụ "méo mặt".

Giá tiêu hôm nay 17/10 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 62.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  59.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 60.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 59.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 62.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 61.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 60.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

60,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

59,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

60, 500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

62,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

61.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

60, 000

0

Giá tiêu hôm nay 17/10/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đi ngang tại các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm 1.000 - 2.000 đồng tùy từng địa phương. Thị trường tiếp đà giảm khi lạm phát Mỹ tăng cao, đồng USD mạnh, trong khi xuất khẩu giảm sút và vụ thu hoạch mới sắp tới tại Việt Nam.

Khác với mong chờ hồi đầu năm, thị trường hồ tiêu trong nước diễn biến ngày càng tiêu cực. So với đỉnh mốc, giá tiêu xuống hơn 20.000 đồng/kg, nhiều người ôm hàng đầu vụ "méo mặt". Sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc được cho là một trong những nguyên nhân chính.

Nhưng cũng qua giai đoạn biến động vừa qua, ngành hàng hồ tiêu trong nước một lần nữa "nhìn lại mình", đánh giá lại để có những bước phát triển mang tính bền vững hơn. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hồ tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hồ tiêu đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó có thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày càng cao hơn của các thị trường.

Việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu là rất quan trọng. Ngay cả Trung Quốc, thị trường nhập khẩu quan trọng của tiêu Việt Nam cũng đã có những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng thực phẩm.

Ông Nguyễn Tấn Hiên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trân Châu từng đưa ra nhận định hồi giữa năm, khó khăn nhất của ngành hồ tiêu Việt Nam hiện nay là vấn đề về dư lượng thuốc trừ sâu ngày càng nhiều. Nhiều loại hoạt chất lạ được phát hiện trên hồ tiêu trong thời gian gần đây. Nguyên nhân có thể do người dân đã bón phân kích thích năng suất nên bị vượt dư lượng. Thuốc cấm vẫn được bán tràn lan trên thị trường với nhiều tên thương phẩm khác nhau.

Tại buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm nhóm hợp tác công tư ngành hàng hồ tiêu, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho hay, một trong vấn đề nổi cộm liên quan đến chất lượng chung của sản phẩm hồ tiêu Việt Nam khi xuất khẩu đó là các hoạt chất tồn dư trên sản phẩm. Nếu chưa đạt ngưỡng theo yêu cầu thì sẽ rất khó vào các thị trường khó tính, như thị trường Mỹ.

Có chuyên gia đã ví von, đợt suy giảm của hồ tiêu trong năm nay sẽ giúp thanh lọc, thứ nhất là những diện tích hồ tiêu phát triển ồ ạt, theo phong trào sẽ không trụ lại được và chuyển đổi sang cây trồng khác; thứ hai, nhận thức của người trồng với tiêu hữu cơ được nâng lên, việc hướng tới vườn tiêu bền vững được chú trọng hơn ở các địa phương; thứ ba, ngành hàng hồ tiêu nội địa phát triển các sản phẩm chế biến sâu, giảm tỷ trọng sản phẩm thô, giá trị ít; tiếp nữa, tích cực đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường...

Giá tiêu thế giới hôm nay

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế nhận định thị trường tuần này tiếp tục cho thấy triển vọng khá tiêu cực, không có quốc gia nào được báo cáo tăng. Thị trường tiếp tục diễn biến tiêu cực khi lạm phát Mỹ tăng cao, đồng USD tiếp tục mạnh, trong khi xuất khẩu giảm sút và vụ thu hoạch mới sắp tới tại Việt Nam.

Thị trường nội địa đang đứng trước nguy cơ bán ồ ạt khi vừa thủng mốc 60.000 đồng/kg. Nhu cầu nhập tiêu của Trung Quốc giảm sút nghiêm trọng khiến cho giá tiêu trong nước liên tục giảm. Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và các doanh nghiệp đã đẩy mạnh bán hàng vào những thị trường tiềm năng khác, chú trọng khu vực Đông Bắc Á và châu Âu.

Mới đây nhất, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Pháp, ngày 14/10/2022, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp (CCI) và Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức buổi giao thương kết nối khách hàng với các đối tác nhà nhập khẩu của quốc gia này.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cùng hơn 30 doanh nghiệp thành viên, và 35 doanh nghiệp của Pháp. Nhiều thông tin về ngành chế biến công nghiệp hồ tiêu đã được các doanh nghiệp Việt chia sẻ để giúp các nhà nhập khẩu hiểu hơn về ngành hàng hồ tiêu Việt Nam. Các doanh nghiệp 2 nước cũng trao đổi thông tin trực tiếp với nhau để kết nối hợp tác mua bán trong thời gian tới.

Pháp là một trong những thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam tại châu Âu với vị trí thứ 4 sau Đức, Hà Lan và Anh. Năm 2021 Pháp đã nhập khẩu 5.600 tấn hồ tiêu với kim ngạch xuất khẩu đạt 21,2 triệu USD, so với năm 2019 lượng xuất khẩu tăng 66,4% và so với năm 2020 tăng 37,9%, trong đó tỷ lệ tiêu đã qua chế biến chiếm 10%.

9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu tiêu sang Pháp đạt 2.169 tấn giảm 49,3% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu trong đó EU là một trong những khu vực bị ảnh hưởng chính. Tuy nhiên, thị trường Pháp hứa hẹn tiếp tục vẫn sẽ là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của hồ tiêu Việt Nam tại khu vực châu Âu trong thời gian tới khi khủng hoảng kinh tế qua đi.

Bình luận