Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 18/2/2022: Giá đứng yên, dự báo tiếp tục đà tăng

(VOH) - Giá tiêu ngày 18/2 đi ngang trên diện rộng. Giá tiêu tăng mạnh sau kỳ nghỉ Tết, Trung Quốc có thể tăng gom hàng trở lại. Giá tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam giảm 50 USD/tấn.

Giá tiêu trong nước sáng nay ổn định, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 87.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 84.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 85.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 84.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  87.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai ổn định, dao động ở ngưỡng 84.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

85,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

84,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

85,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

87,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

86,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

84, 500

0

Giá tiêu hôm nay 18/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.

So với đầu tháng, giá tiêu trong nước tăng 4.500 đồng/kg. Sau chuỗi ngày tăng liêp tiếp, thị trường trong nước có dấu hiệu chững lại.

Theo phản ánh, nhiều đại lý đang tranh thủ hạ giá mua vào.

Cùng diễn biến thị trường trong nước, giá tiêu đen và tiêu trắng của Việt Nam đã bị Hiệp hội Hồ tiêu thế giới niêm yết giảm 50 USD/tấn trong ngày hôm qua.

Thời điểm hiện tại, vụ thu hoạch hồ tiêu đã vào chính vụ trên khắp các vùng sản xuất như Tây nguyên, Đông Nam bộ. Nhưng chi phí nhân công, giá vật tư, phân bón tăng cao đã khiến nhiều người chán nản khi lãi không là bao, thậm chí có thể thua lỗ.

Theo các chuyên gia, thời gian để bán tiêu ra còn rất dài, nông dân chưa nên vội bán. Năm nay tiêu nhiều vùng mất mùa, năng suất giảm. Hơn nữa giá tiêu đã đứng ở mức thấp suốt mấy năm nay, chính vì vậy ngay thời điểm này tiêu đang bị ghìm giá, người trồng nên giữ lại.

Ông Đỗ Hà Nam - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định: "Chỉ cần Việt Nam không bán ra là hồ tiêu sẽ tăng giá. Tôi biết có những nông dân có thể trữ hồ tiêu trong 3 năm, không cần bán ngay khi thu hoạch như nhiều nông sản khác, là yếu tố để hồ tiêu tăng giá".

Năm 2021, cơ cấu chủng loại hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch khi giảm xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu đen xay, theo báo cáo từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Mặc dù vậy, hạt tiêu đen vẫn là chủng loại xuất khẩu chính với tỷ trọng chiếm 74,3% tổng lượng và chiếm 70,8% tổng trị giá.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu đen đạt 194 nghìn tấn, trị giá 664,11 triệu USD, giảm 17,2% về lượng, nhưng tăng 29,6% về trị giá so với năm 2020.

Trong năm 2021, thị trường xuất khẩu hạt tiêu đen của Việt Nam lên tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên, ngành hạt tiêu Việt Nam tập trung xuất khẩu sang các thị trường chính như Trung Quốc (35,7 nghìn tấn); Mỹ (34,8 nghìn tấn); Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (15,2 nghìn tấn); Ấn Độ (9,2 nghìn tấn); Đức (6,3 nghìn tấn).

Năm 2021, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính giảm, ngoại trừ Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (tăng 17,7%) và Đức (tăng 12,9%).

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 18/2/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây dự báo trong ngắn hạn, thị trường hạt tiêu thế giới sẽ sôi động hơn khi Trung Quốc và Việt Nam quay trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trở lại, trong khi nguồn cung được bổ sung từ Việt Nam.

Tại cuộc họp của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) diễn ra hồi tháng 1, ông Đinh Xuân Thu Giám đốc Công ty TNHH Trang trại xanh Thu Thủy cho rằng, khả năng giá có thể tăng vào tháng 3-4 do Trung Quốc tăng mua sau khi mở cửa trở lại và các đại lý trong nước tăng tích trữ Hồ tiêu sau khi mùa vụ cà phê kết thúc.

Đến quý 2, giá có thể tăng từ 85.000-90.000 đồng/kg và mức giá 100.000 đồng/kg có thể đạt vào tháng 9-10.

Thị trường Trung Quốc thời gian qua có sức ảnh hưởng khá lớn đến giá tiêu nội địa của Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ tiêu lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2021 (sau Mỹ) với khối lượng hơn 38 nghìn tấn, chiếm 14% tỷ trọng. Tuy nhiên, con số này giảm tới gần 32% so với năm 2020.

Việc Trung Quốc mua chậm hoặc thậm chí ngừng mua tùy thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá tiêu trong những tháng cuối năm 2021.

Cụ thể, từ mức thu mua bình quân 3.000-4.000 tấn/tháng thì trong tháng 10 Trung Quốc chỉ mua 546 tấn, tháng 11 mua 463 tấn, tháng 12 mua 513 tấn. Điều này kéo theo giá tiêu giảm mạnh trong giai đoạn cuối năm.

Sau khi tiệm cận mức giá 89.000 đồng/kg vào giữa tháng 10, giá giảm 2.000-3.000 đồng cho tuần tiếp theo. Kể từ đó đến cuối tháng 12/2021 giá liên tục giảm và có thời điểm xuống 78.000 đồng/kg. Mặc dù vậy, giá tiêu trong năm 2021 vẫn tăng tới 48%.

Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm có chậm lại so với 6 tháng đầu năm do áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ nhập khẩu.

Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đại dịch tại các cửa khẩu đã gây nên tình trạng ùn ứ nghiêm trọng hàng hóa tại biên giới với Việt-Trung.

Thêm vào đó, các hãng khai thác tàu trung chuyển quốc tế quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng dịch vụ vận chuyển ít nhất 6 tuần cho đến sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Hàng rào kỹ thuật tại Trung Quốc ngày càng cao hơn. Theo Cục Xuất nhập khẩu, từ ngày 1/1, Trung Quốc áp dụng một số chính sách khắt khe với hàng loạt quy định mới về các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Riêng với hồ tiêu, tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép (MRLs) ngày càng ngặt nghèo và phổ biến tại nhiều thị trường kể cả Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,…

Bình luận