Giá tiêu ngày 26/1/2022: Chưa dứt đà tăng

(VOH) Giá tiêu ngày 26/1 tăng thêm 500 đồng/kg. Thị trường đang đón dòng vốn đầu cơ từ cà phê đảo chiều sang hồ tiêu.

Giá tiêu trong nước sáng nay tiếp tục tăng, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 83.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 80.500 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 81.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai cũng tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  83.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 82.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 80.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

81,500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

80,500

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

81,500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

83,000

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

82,000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

80, 500

+500

Giá tiêu hôm nay 26/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ, giữ nguyên tại khu vực Tây nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Như vậy, sau gần 1 tháng giá tiêu trong nước đã trồi sụt nhiều phen và khôi phục lại mốc giá có được khi kết thúc năm 2021. Hiện so với đầu năm 2022, giá tiêu tại các địa phương đang cao hơn 500 - 1.000 đồng/kg.

Nhằm đánh giá năng suất, diện tích, sản lượng hồ tiêu tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm: Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu cũng như tình hình sâu bệnh hại của các tỉnh để đánh giá kết quả sản xuất vụ tiêu năm 2022, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thực tế tại một số vùng trồng tiêu trọng điểm tại 5 tỉnh. Đoàn khảo sát sẽ chia thành 2 đợt, 15 - 16/2 và 22 - 25/2.

Trong năm 2022, sản lượng hồ tiêu toàn cầu được dự báo sẽ thấp hơn nhu cầu, nhưng lượng hàng tồn kho năm 2021 có thể giúp đáp ứng nhu cầu trong năm nay.

Theo nhận định, thị trường có các yếu tố hỗ trợ sự gia tăng về giá. Song, khả năng biến động giá có thể xảy ra nếu có sự tham gia mạnh của các nhà đầu cơ.

Song song đó, sự gia tăng mạnh của các yếu tố đầu vào do lạm phát khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp sụt giảm đáng kể. Đặc biệt, cước vận tải biển đã tăng hơn 500% và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Lạm phát thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có hồ tiêu, trong năm 2022.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 26/1/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), tổng sản lượng hồ tiêu năm 2021 ước đạt 514.950 tấn, giảm 61.050 tấn, tương đương giảm 11% so với mức 576.000 tấn của năm 2020.

IPC nhận định, sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2021 giảm ở Việt Nam, Brazil và Malaysia nhưng tăng nhẹ ở Indonesia, Ấn Độ và Sri Lanka.

Lượng xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu năm 2021 ước đạt 435.182 tấn, giảm 9% so với năm 2020 với 479.145 tấn. Trong đó, Việt Nam, Brazil và Indonesia là ba quốc gia xuất khẩu hàng đầu.

Năm 2021 được xem là năm hồ tiêu toàn cầu bước vào chu kỳ tăng giá. Tình trạng khan hàng tại nhiều nước sản xuất lớn cùng với việc tăng giá cước vận tải đã đẩy giá hồ tiêu tăng mạnh trong thời gian qua.

Bình luận