Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 26/7/2022: Giá tiêu chững lại sau phiên tăng ngày đầu tuần

(VOH)-Giá tiêu ngày 26/7 đi ngang, các thương lái đang tích cực gom hàng. Giá hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu giảm, thị trường đối mặt nhiều khó khăn.

Giá tiêu hôm nay 26/7 ổn định, giá cao nhất ở ngưỡng 72.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 70.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 69.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 71.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 69.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

70,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

69,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

70,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

72,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

71.000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

69, 000

0

Giá tiêu hôm nay 26/7/2022
Ảnh minh họa: internet

Theo phản ánh của các thành viên Diễn đàn những người làm hồ tiêu Việt Nam, tuần qua thương lái đã tích cực thu mua. Một số nơi giá thu mua cao hơn giá tham khảo trên mạng.

Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 4.134 USD/tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021, giảm 8,2% so với tháng 5/2022, nhưng tăng 15,5% so với tháng 6/2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.531 USD/ tấn, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Những ngày giữa tháng 7/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu giảm ở hầu hết các nước sản xuất, ổn định tại Malaysia, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thị trường hạt tiêu thế giới vẫn đang phải đối mặt với khó khăn do dịch COVID-19 tại Trung Quốc, song song đó là căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng xuống.

Giá hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới trong bối cảnh lạm phát toàn cầu vẫn neo ở mức cao, gây ảnh hưởng đến các nền kinh tế thế giới.

Tại thị trường Việt Nam, giá hạt tiêu đen vào những ngày giữa tháng 7/2022 giảm mạnh so với cuối tháng 6/2022. Sự sụt giảm này cũng xuất phát từ nỗi lo lạm phát và suy thoái nền kinh tế toàn cầu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Tuần qua (18/7 - 22/7), thị trường hồ tiêu thế giới chủ yếu tăng, riêng chỉ có tiêu trắng Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, sau 2 tuần giảm, giá tiêu Ấn Độ ổn định trong tuần trước. Tiêu đen nội địa của quốc gia này từ 6.077 - 6.095 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi từ 6.329 - 6.345 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, giá tiêu nội địa tăng trong tuần qua. Tiêu đen nội địa tăng 1%, từ 4.951 lên 4.998 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia tăng trong tuần này khi nguồn cung từ nông dân vẫn khan hiếm. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia này tăng 2%, từ 2.935 lên 3.000 USD/tấn; tiêu trắng tăng 1%, từ 5.304 lên 5.366 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung tăng tương ứng 2%, từ 3.508 lên 3.582 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang tăng 1%, từ 6.134 lên 6.206 USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu Malaysia giao dịch trong nước và thị trường quốc tế ổn định từ giữa tháng 5/2022. Giá tiêu đen nội địa từ 4.061 - 4.076 USD/tấn; tiêu trắng nội địa 5.805 - 5.825 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.

Đối với giá tiêu Việt Nam, tuần trước chỉ có tiêu đen nội địa tăng, trong khi các loại khác ổn định và không thay đổi. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước tăng 1%, từ 2.944 lên 2.962 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giữ nguyên 4.594 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP.HCM ổn định ở 3.650 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP.HCM giữ nguyên 5.700 USD/tấn.

Bình luận