Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 27/8/2022: Tiếp tục xu hướng giảm

(VOH) - Giá tiêu ngày 27/8 giảm 600 đồng/kg, thị trường trong nước đang có chuỗi đà giảm liên tiếp. Việt Nam nhập khẩu gần 26.000 tấn tiêu nguyên liệu trong 7 tháng.

Giá tiêu hôm nay 27/8 giảm 500 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 70.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  66.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 500 đồng, dao động trong  mức 67.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 500 đồng, dao động ở ngưỡng 66.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng giảm 500 đồng, dao động trong ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 500 đồng, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giả 500 đồng, dao động ở ngưỡng 67.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

67,500

-500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

66,500

-500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

67,500

-500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

70,000

-500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

68.500

-500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67, 000

-500

Giá tiêu hôm nay 27/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Trái ngược với tình hình xuất khẩu ảm đạm và sự trầm lắng của thị trường trong nước, 7 tháng đầu năm nay lượng tiêu nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam diễn ra rất sôi động với khối lượng đạt 25.750 tấn, vượt 37,8% so với cùng kỳ năm trước.

Từ đầu năm đến nay thị trường hồ tiêu trong nước khá trầm lắng, giá tiêu đã giảm từ trên dưới 80.000 đồng/kg xuống còn 68.000 - 71.000 đồng/kg do nhu cầu tiêu thụ yếu. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), khối lượng hồ tiêu xuất khẩu của nước ta trong 7 tháng đầu năm đạt 144.176 tấn,  giảm mạnh 20,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhập khẩu tiêu nguyên liệu của Việt Nam lại bất ngờ tăng cao trong 7 tháng với 25.750 tấn (trong đó tiêu đen đạt 22.385 tấn, tiêu trắng đạt 3.392 tấn), tăng mạnh 37,8% tương đương 7.066 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Tính riêng trong tháng 7, lượng hồ tiêu nhập khẩu là 4.451 tấn, tăng mạnh 29,1% so với tháng trước và tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 7 tháng đầu năm, Campuchia, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 88,6% tỷ trọng, trong đó nhập khẩu từ Campuchia tăng tới 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 11.356 tấn; từ Brazil tăng 32,1%, đạt 7.177 tấn và và từ Indonesia giảm 36,5%, xuống còn 4.290 tấn với chủ yếu là tiêu trắng.

Nếu so với sản lượng nội địa, số lượng tiêu nhập khẩu là không quá lớn và giá cũng cao hơn đáng kể nên việc nhập khẩu này được cho là không ảnh hưởng đến giá tiêu trong nước.

Trong tháng 7, các doanh nghiệp nhập khẩu tiêu từ Brazil với giá bình quân 3.946 USD/tấn (tương đương hơn 92.000 đồng/kg) và từ Campuchia là 3.380 USD/tấn (79.000 đồng/kg). Mức giá này cao hơn khá nhiều so với trên dưới 70.000 đồng/kg tiêu nguyên liệu trong nước.

Hiện nay, Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất và xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới mà còn là một trong những nước nhập khẩu và chế biến hồ tiêu hàng đầu.   

Giá tiêu thế giới hôm nay

Thị trường hạt tiêu toàn cầu được kỳ vọng sẽ ổn định và giá cả sẽ vững chắc hơn trong tháng 11 và tháng 12 tới, trang The Star đưa tin.

Ông William SC Yii, Giám đốc Công ty Nguong Aik Sdn Bhd (Kuching, Malaysia), cho biết, quý II và những tháng cuối năm là thời điểm mà thị trường tiêu toàn cầu sôi động hơn khi giá cả có xu hướng tăng.

Ông nhận định: “Nếu Trung Quốc mở cửa hoàn toàn biên giới quốc tế vào thời điểm đó thì có thể đẩy giá hạt tiêu tăng từ 10% đến 20% so với mức hiện tại. Song, bất kỳ đợt tăng giá nào cũng sẽ thu hút người bán”.

Về vụ tiêu mới của Sarawak, ông cho biết, mùa thu hoạch vừa kết thúc và đó là một vụ mùa thất bát. Theo ước tính, sản lượng vụ mùa năm nay sẽ thấp hơn từ 10% đến 20% so với hai năm trước.

Bình luận