Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 4/8/2022: Vụt tăng 500 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 4/8 tăng 500 đồng/kg, thị  trường sôi động, giá tiêu tiếp tục diễn biến tích cực. Giá tiêu trắng của Việt Nam bất ngờ giảm đến 200 USD/tấn.

Giá tiêu hôm nay 4/8 tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 74.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.000 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 72.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 500 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,000

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,000

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,000

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

74,500

+500

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73.000

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71, 000

+500

Giá tiêu hôm nay 4/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay đồng loạt tăng 500 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Trái với đà tăng của thị trường trong nước, hôm qua Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế bất ngờ hạ giá niêm yết tiêu trắng của Việt Nam xuống 200 USD/tấn, từ 5.800 USD/tấn còn 5.600 USD/tấn; trong khi tiêu đen xuất khẩu vẫn được giữ nguyên. Cùng đà giảm của giá tiêu trắng xuất khẩu Việt Nam, giá tiêu xuất khẩu của Indonesia cũng mất giá từ đầu tuần.

Đánh giá về thị trường hồ tiêu toàn cầu tuần trước (25 - 29/7), Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho thấy xu hướng tích cực khi không có quốc gia nào ghi nhận sự sụt giảm.

Ở khu vực Nam Á, sau 3 tuần trầm lắng, giá hồ tiêu Ấn Độ tăng trong tuần trước. Cùng đà tăng có giá tiêu nội địa Sri Lanka.

Tại Đông Nam Á, giá tiêu đen Indonesia tiếp tục tăng trong tuần trước. Trong khi đó, giá tiêu trắng ổn định khi vụ thu hoạch ở hầu hết vùng đang trong giai đoạn cao điểm.

Giá tiêu nội địa và quốc tế của Malaysia ổn định và không thay đổi. Ủy ban Hồ tiêu Malaysia gần đây cho biết những thách thức đối với hồ tiêu nước này là sự thiếu quan tâm của thế hệ trẻ, chi phí đầu vào cao hơn sản xuất và cạnh tranh gay gắt của các loại cây trồng khác như dầu cọ và cao su.

Còn giá tiêu Việt Nam giao dịch trong nước và quốc tế đều tăng trong tuần trước.

Một số ý kiến cho rằng ngành tiêu Brazil sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với Việt Nam nếu nước này thay đổi công nghệ chế biến trong thời gian tới.

Trong cuộc họp mới đây của VPA, Ông Nguyễn Tấn Hiên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Trân Châu - Phó Chủ tịch VPA, cho rằng trong thời gian tới khả năng Brazil có thể sẽ chiếm các thị trường quan trọng của Việt Nam là điều hoàn toàn có thể nếu nước này thay đổi công nghệ để khắc phục ETO.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Vũ Hiền – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư XNK Phúc Thịnh, cho rằng khách hàng Mỹ không quan tâm đến vấn đề tiệt trùng khi mua hàng vì họ hoàn toàn có thể tự xử lý theo công nghệ của họ. Việc xử lí ETO cũng không quá phức tạp, do đó việc Brazil thay đổi công nghệ để xử lý ETO là điều hoàn toàn khả thi.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Việc nền kinh tế của Mỹ suy giảm do lạm phát tăng cao có vẻ như đã bắt đầu ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu tiêu của nước này.

Trong tháng 5, lượng hồ tiêu nhập khẩu của Mỹ đã giảm 6,8% so với tháng trước và giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 8.198 tấn.

Việt Nam hiện vẫn là thị trường cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho Mỹ với khối lượng lên đến 27.523 tấn trong 5 tháng, tăng mạnh 19,8% so với cùng kỳ. Thị phần hồ tiêu của Việt Nam tại Mỹ theo đó tăng lên mức 75% so với 64% của 5 tháng năm ngoái.

Trái lại, Mỹ giảm 9,5% lượng tiêu nhập khẩu từ Ấn Độ (đạt 2.800 tấn), giảm 44% từ Brazil (đạt 2.595 tấn) và từ Indonesia giảm 33,5% (đạt 2.408 tấn).

Diễn biến này cho thấy hồ tiêu của Việt Nam ngày càng được các nhà nhập khẩu Mỹ ưa chuộng và có lợi thế cạnh tranh cao so với các nhà cung cấp khác.

Tuy nhiên, lạm phát tăng cao tại Mỹ đang đe dọa triển vọng về kinh tế cũng như nhu cầu tại thị trường tiêu thụ hồ tiêu số một thế giới này.

Theo Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của nước này tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao nhất của lạm phát tại Mỹ trong hơn 40 năm qua và cao hơn nhiều so với mức tăng 8,6% ghi nhận trong tháng 5.

Với diễn biến này Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có khả năng sẽ sớm tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.

Bình luận