Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá xăng dầu hôm nay 28/1: Giá thế giới lao dốc, trong nước có thể tăng mạnh tới gần 2.000 đồng/lít

(VOH)- Giá xăng dầu ngày 28/1 lao dốc khi nguồn cung dầu mạnh của Nga. Một số doanh nghiệp xăng dầu phía Nam dự báo giá xăng trong nước ngày 1/2 có thể tăng mạnh tới gần 2.000 đồng/lít.
Giá xăng dầu ngày 28/1/2023
Ảnh minh họa: internet

Giá xăng có thể tăng gần 2.000 đồng/lít vào ngày 1/2

Theo thông tin từ một số doanh nghiệp xăng dầu phía Nam dự báo giá xăng trong nước ngày 1/2 có thể tăng mạnh tới gần 2.000 đồng/lít theo xu hướng của thị trường thế giới. Nếu Liên Bộ Công Thương - Tài chính chi quỹ bình ổn, giá sẽ tăng ít hơn.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 16/1 tăng 7,1-7,3 USD/thùng so với ngày 11/1. Xăng RON 92 hiện đang ở mức 97,3 USD/thùng; RON 95 khoảng 100,2 USD/thùng.

Mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa cùng ở mức 116,8 USD/thùng, nhích 6,7 USD/thùng so với ngày 11/11. Riêng dầu mazut tăng mạnh 20,1 USD/tấn, lên tới 390 USD/tấn.

Hiện, dữ liệu từ Bộ Công Thương chỉ cập nhật giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đến ngày 16/1, tuy nhiên các doanh nghiệp cho biết giá mặt hàng này đang có xu hướng tăng.

Một doanh nghiệp đầu mối miền Nam cho biết đến 20/1, giá xăng dầu thành phẩm tại thị trường Singapore tiếp tục tăng mạnh ở mức 108,41 USD/thùng với xăng RON 95 và 104,52 USD/thùng với xăng RON 92. Vì vậy, giá xăng kỳ điều hành ngày 1/2 có thể tăng thêm 1.300-1.700 đồng/lít, dầu tăng thấp hơn khoảng 1.000-1.500 đồng/lít.

Mức tăng còn tùy thuộc vào diễn biến giá dầu thế giới trong những ngày tới và mức chi sử dụng quỹ bình ổn của cơ quan điều hành giá.

Theo một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng cho biết do lùi kỳ điều hành ngày 21/1 sang kỳ điều hành ngày 1/2 trong bối cảnh giá dầu thô tăng mạnh nên giá xăng kỳ tới cũng sẽ điều chỉnh tăng tương ứng, đưa giá mặt hàng này có thể lên mức 22.000-23.000 đồng/lít, thậm chí hơn.

Nếu đúng như dự báo, giá các mặt hàng xăng trong nước sẽ có đợt tăng thứ 3 kể từ đầu năm 2022. Tính đến nay, mặt hàng xăng đã trải qua ba lần điều chỉnh giá, trong đó có hai lần tăng và một lần giữ nguyên.

Liên Bộ Công thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu chiều 11.1 với giá xăng giữ nguyên, giá dầu giảm mức cao nhất là 985 đồng/lít. Tại kỳ điều hành này, liên Bộ cũng không trích lập quỹ bình ổn giá với các mặt hàng xăng, thực hiện trích quỹ với dầu diesel 605 đồng/lít, dầu hỏa 650 đồng/lít và dầu mazut 300 đồng/kg.

Giá bán lẻ xăng dầu ngày 28/1/2023

Đơn vị: đồng

Giá xăng dầu hôm nay 28/1: Giá thế giới lao dốc, trong nước có thể tăng mạnh tới gần 2.000 đồng/lít 2

Giá xăng dầu thế giới lao dốc

Giá xăng dầu ngày 28/1, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 2,01% xuống 79,38 USD/thùng vào lúc 7h40 (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 3 giảm 1,3% xuống 86,33 USD/thùng.

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h40 ngày 28/1/2023

Giá xăng dầu hôm nay 28/1: Giá thế giới lao dốc, trong nước có thể tăng mạnh tới gần 2.000 đồng/lít 3

Chốt phiên giao dịch ngày 27/1, giá dầu Brent giảm 0,9% xuống 86,66 USD. Trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,6% xuống 79,68 USD/thùng.

Sự quay đầu lao dốc này của giá dầu là do các dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu mạnh của Nga đã lấn át dữ liệu tăng trưởng kinh tế tốt hơn dự kiến của Mỹ và hy vọng nhu cầu phục hồi nhanh chóng từ Trung Quốc.

Tính chung tuần, giá dầu Brent chỉ tăng 3 US cent so với tuần trước đó, nhưng dầu thô Mỹ giảm tới 2%.

Tải dầu từ các cảng Baltic của Nga dự kiến tăng 50% trong tháng này so với tháng 12 khi người bán cố gắng đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ ở châu Á và hưởng lợi từ giá năng lượng toàn cầu tăng, theo tính toàn của Reuters.

Lượng dầu thô Urals và KEBCO tải lên từ Ust-Luga từ ngày 1 đến ngày 10/2 có thể tăng lên 1 triệu tấn từ 0,9 triệu tấn của cùng kỳ tháng 1.

Theo Ông John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC ở New York (Mỹ), cho biết nếu nguồn cung của Nga vẫn mạnh trong tháng tới, dầu có thể sẽ tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm.

Hoạt động chốt lời trước cuối tuần cũng có thể khiến giá giảm xuống, ông nói thêm.

Trong khi đó, OPEC+ sẽ họp vào tuần tới để xem xét mức sản lượng dầu thô. Nhiều khả năng tổ chức này sẽ không thay đổi chính sách sản lượng hiện tại.

Cũng trong tuần sau Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ quyết định mức tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát giảm và tổng sản phẩm quốc nội tăng nhanh hơn dự kiến 2,9% trong quý IV-2022. Các chuyên gia cho rằng, Fed sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm thay vì 50 điểm cơ bản ở lần tăng lãi suất gần đây nhất và 75 điểm cơ bản ở 4 lần tăng liên tiếp trước đó.

Dự trữ tại Cushing, trung tâm định giá dầu tương lai của NYMEX, tăng 4,2 triệu thùng trong tuần này cũng gây áp lực lên thị trường, khiến giá dầu lao dốc.

Tại Trung Quốc, các ca mắc Covid-19 nghiêm trọng đã giảm cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bình thường hóa và thúc đẩy kỳ vọng về nhu cầu dầu phục hồi tại quốc gia Đông Á này.

Bình luận