Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá xăng dầu hôm nay 3/1: Phục hồi tăng sau thông tin về biến thể Omicron

(VOH) - Giá xăng dầu ngày 3/1 tăng trở lại sau khi lao dốc hơn 2% vào cuối tuần trước, nhờ báo cáo từ OPEC+ dự kiến biến thể Omicron chỉ có tác động nhẹ và không ảnh hưởng nhiều.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá xăng dầu ngày 3/1, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,61% lên 75,84 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giao tháng 3 tăng 0,69% lên 78,4 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 3/1/2022
Ảnh minh họa: internet

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc  ngày 3/1/2022

Giá xăng dầu hôm nay 3/1: Phục hồi tăng sau thông tin về biến thể Omicron 2

Giá dầu đã giảm cuối tuần trước trong bối cảnh lo ngại biến thể Omicron có thể dẫn đến giảm nhu cầu nhiên liệu, tạo ra tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu, Express đưa tin.

Theo AFP, việc di chuyển bằng đường hàng không tiếp tục bị gián đoạn nghiêm trọng tại Mỹ vì thời tiết xấu và tác động của sự gia tăng đột biến các ca nhiễm Covid-19 do biến thể Omicron. Tính đến khoảng 16 giờ 30 phút ngày 1-1 (theo giờ địa phương), các hãng hàng không tại Mỹ đã hủy 2.604 chuyến bay, chiếm hơn 50% trong tổng số 4.529 chuyến bị hủy trên toàn cầu.

Các ca lây nhiễm gia tăng khiến thêm nhiều nền kinh tế trên thế giới tiếp tục thắt chặt các biện pháp hạn chế để bảo vệ công dân của mình. Những biện pháp này khiến các nhà cung cấp xăng dầu lo ngoại về một đợt sụt giảm nhu cầu dầu, gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung.

Tuy nhiên, trái ngược lại với suy đoán rằng giá dầu sẽ tiếp đà “giảm” của tuần trước, thì đầu tuần này, giá dầu đã quay ngược đầu tăng trở lại với mức tăng khá nhanh. Điều này cho thấy hiện giờ Omicron không phải là mối quan ngại lớn nhất tác động lên giá dầu dù khi mới xuất hiện, nó đã đẩy giá dầu “trượt dốc” tới 13%.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ họp vào thứ Hai (3/1) để thảo luận về việc bổ nhiệm một tổng thư ký mới kế nhiệm ông Mohammad Barkindo của Nigeria, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay.

Sau đó, OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào thứ Ba (4/1), để tranh luận về việc có nên tiếp tục nâng mục tiêu sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày vào tháng 2 hay không.

JTC cũng sẽ họp vào ngày 3/1 để thảo luận về các nguyên tắc cơ bản của thị trường.

Trong kịch bản cơ sở của báo cáo, các kho dự trữ dầu thương mại của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong năm 2022 sẽ duy trì dưới mức trung bình 2015 - 2019 trong ba quý đầu tiên và tăng trên mức trung bình đó 24 triệu thùng trong quý IV.

Kịch bản giả định 40 triệu thùng dầu sẽ được giải phóng từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược trong nửa đầu năm và 13,3 triệu thùng sẽ được đưa trở lại kho dự trữ chiến lược của Mỹ trong quý thứ ba.

Báo cáo giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2021 và 2022 ở mức lần lượt là 5,7 triệu thùng/ngày và 4,2 triệu thùng/ngày.

Bình luận