Tiêu điểm: Nhân Humanity

Quản lý thị trường TPHCM với công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

(VOH) - Cùng với sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại cũng diễn ra rất tinh vi, đa dạng và phức tạp. Từ đầu năm đến nay, quản lý thị trường thành phố đã kiểm tra hơn 7.600 vụ, xử lý gần 1.900 vụ vi phạm, trong đó có gần một nữa là hàng cấm, hàng nhập lậu. Thu nộp ngân sách hơn 36 tỷ đồng gồm tiền phạt, bán hàng tịch thu và truy thu thuế; tiêu hủy hàng hóa trị giá hơn 5 tỷ đồng.
Cơ quan quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra hàng trang sức xi mạ, inox tại chợ An Đông - Ảnh: B.H- Tuổi Trẻ

Tuy công tác phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực, song theo Chi cục quản lý thị trường thì công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Đó là hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu ở một số đơn vị chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế nhất là đấu tranh với các đường dây tổ chức buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có quy mô lớn. Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, Dương Thanh Hoàng, cho biết thêm:

Theo Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, hiện số vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kỹ thuật làm giả, nhái tinh vi, hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều và công khai bày bán tại các chợ, cửa hàng. Các nhóm hàng bị làm giả chủ yếu vẫn là hàng tiêu dùng, thời trang, bánh kẹo, mỹ phẩm... đa số đều là hàng nhập lậu từ Trung Quốc. Vấn nạn này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nhà sản xuất chân chính mà còn là rào cản đối với các doanh nghiệp trong việc nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển và giữ gìn thương hiệu. Điều đáng nói là hàng giả xuất hiện đa dạng, từ sản phẩm có giá trị thấp đến những sản phẩm đắt tiền.

Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc Công ty TNHH đầu tư và xuất nhập khẩu Thu Hiên, cho biết đã phải mất nhiều năm với hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Bà Hoàng Thị Thu Hiền, cho biết khi sản phẩm bột rau câu dẻo của công ty được ưa chuộng trên thị trường cách đây 3 năm cũng là lúc hàng nhái, sao chép hình ảnh, bố cục thiết kế bao bì sản phẩm tung hàng ồ ạt với giá rẻ hơn chiếm lĩnh thị phần. Từ đó đến nay, tình trạng nhái sản phẩm của Công ty Thu Hiên vẫn chưa thể giải quyết. Bà Hoàng Thị Thu Hiền, bức xúc nói:
Theo nhận định của Chi cục quản lý thị trường sắp tới hàng nhập lậu, hàng giả sẽ chưa hết phức tạp. Do đó, để cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả có kết quả cần phải huy động nguồn lực toàn xã hội cùng hành động nhằm ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả nạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong năm 2010, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Trong thời gian tới, Quản lý thị trường thành phố tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, xây dựng kế hoạch và phương án cụ thể kiểm tra, kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên trên các tuyến đường cũng như địa bàn trọng điểm. Đây cũng chính là sự hưởng ứng cuộc thi đua chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Quản lý thị trường thành phố do UBND thành phố phát động hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại các cấp./.



 

Bình luận