Tiêu điểm: Nhân Humanity

Diễn đàn TPHCM - Thích ứng và phát triển: Chính sách hỗ trợ phải phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp

(VOH) - Các doanh nghiệp ở những lĩnh vực du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, nhà hàng, khách sạn, hội chợ, triển lãm… bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch Covid-19.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, qua khảo sát hơn 11.500 doanh nghiệp trong quý 3/2021, có hơn 9.800 doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, chiếm tỷ lệ trên 85%.

Từ những kết quả khảo sát đó, theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TPHCM Võ Văn Hoan cho rằng, cần phải có những chính sách hỗ trợ phù hợp cho từng nhóm doanh nghiệp, để họ có đủ điều kiện phục hồi và phát triển trở lại.

covid-19
Nhiều doanh nghiệp "lao đao" vì Covid-19 (Ảnh: Dân trí)

Diễn đàn TPHCM - Thích ứng và phát triển chia sẻ ý kiến của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TPHCM Võ Văn Hoan xung quanh nội dung này.

Quan điểm của Thành phố trong Chỉ thị 18 lần này một mặt là bảo vệ sức khỏe của người dân, nhưng một mặt phải quan tâm bảo vệ sức khỏe của nền kinh tế, trong đó có sức khỏe của doanh nghiệp.

Thành phố xem bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp và nền kinh tế như là hai mặt trận của cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 của chúng ta. Chúng ta không thể nào xem trọng một mặt trận và bỏ quên mặt trận khác.

Theo trao đổi giữa các chuyên gia kinh tế, cũng như trao đổi giữa các doanh nghiệp thì để phục hồi kinh tế của doanh nghiệp cũng như kinh tế của thành phố đòi hỏi phải có thời gian mới có thể phục hồi được. Điều này giống như người bệnh cũng phải có thời gian dưỡng và sau đó mới có đủ lực để có thể phát triển. Trên cơ sở đó thì ba nội dung mang tính hiến kế về cách thiết kế các chính sách của Trung ương để làm sao có thể là động viên sức dân. Đồng thời đó là để có thể là sát với thực tiễn hiện nay của TPHCM.

Các chính sách hiện nay của chúng ta ban hành là phổ biến chung khó có thể áp dụng được cho từng nhóm doanh nghiệp. Chúng ta nên phân loại ra từng nhóm doanh nghiệp với từng nhóm sức khỏe của doanh nghiệp và có chính sách cho từng nhóm đó thì phù hợp hơn.

Ví dụ, một doanh nghiệp mà đã đóng cửa và chuẩn bị phá sản thì không thể nào hưởng các chính sách, giống như người 'chết lâm sàng' thì ta phải có cách hỗ trợ khác. Thứ hai là đối với những doanh nghiệp đóng cửa tạm thời và sau đó chờ điều kiện thuận lợi để phục hồi kinh tế để đưa sản xuất trở lại thì họ cũng hoàn toàn khác với doanh nghiệp đang sản xuất.

Do đó, chúng ta phải có chính sách đối với doanh nghiệp đã tạm thời đóng cửa và phải có chính sách cho doanh nghiệp đang hoạt động. Vậy mỗi một chính sách phải áp dụng trong từng doanh nghiệp thì mới được, chứ áp dụng chung thì có lẽ là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có điều kiện thì có thể được hưởng chính sách miễn giảm. Còn những doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp gặp khó khăn, những doanh nghiệp tạm thời đóng cửa không có doanh thu thì chắc chắn là không được hưởng những chính sách được.

Thứ hai là về thời hạn hỗ trợ. Qua quá trình nghiên cứu các chính sách của Trung ương thì chủ yếu là năm nào hỗ trợ năm đấy nhưng thời gian mà hồi phục không đơn giản như chúng ta nghĩ. Cho nên, để động viên nguồn lực doanh nghiệp thì phải có tầm nhìn xa, hỗ trợ xa. Thứ hai là để làm cho công tác xây dựng chính sách vĩ mô, cân đối, vĩ mô có tầm chiến lược thì ta cũng phải tính tầm xa.

Thứ ba là cũng phải đảm bảo làm sao gắn liền với thời gian cho doanh nghiệp hồi phục. Do đó, thời gian hỗ trợ cho các chính sách mà đã ban hành thì xin kiến nghị là có thể là sẽ được kéo dài thêm 6 tháng hoặc 1 năm 2022 được hay không? Chứ nếu mà mình cứ giật giật cục kiểu này thì doanh nghiệp thấy không yên tâm, không thoải mái.

Các chính sách nên có thời gian sau khi chúng ta gượng dậy, gọi là bồi dưỡng rồi đi vào từng bước phục hồi và mới trở nên đã trở thành một doanh nghiệp vững chắc được. Phải có thời gian như thế chỉ động viên doanh nghiệp nhiều hơn là cái chúng ta giải quyết cái trước mắt, cái cụ thể và nội dung cuối cùng là vấn đề mức hỗ trợ.

Mức hỗ trợ đối với Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có kiến nghị. Thế giới xem dịch Covid-19 là một trường hợp bất khả kháng trong tất cả các hoạt động giao dịch kinh tế của quốc tế thì người ta đều đưa các trường hợp này để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, tránh tình trạng phá vỡ các hợp đồng phạt nặng và điều đó bất lợi cho các doanh nghiệp.

Trong quy định của pháp luật thì chúng ta có Mục c, Khoản 1, Điều 20 Nghị định 46 năm 2014 cũng có nêu là chúng ta sẽ giảm tiền thuê đất đối với những doanh nghiệp mà nằm trong sản xuất phi nông nghiệp nhưng nằm trong điều kiện là bất khả kháng. Nhưng trong quy định pháp luật hiện nay chúng ta chưa có nói rõ là dịch bệnh Covid-19 này có phải là trường hợp bất khả kháng hay không? Cho nên không thể nào áp dụng để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Vừa qua có kiến nghị thì Chính phủ ban hành Quyết định số 27/ 2021 giảm tiền thuê đất năm 2021 do bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là mới chỉ có 30%. Nếu như chúng ta áp dụng đại dịch này là trường hợp bất khả kháng, doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ áp dụng được hưởng 50% mức hỗ trợ theo quy định của Nghị định 46.

Kiến nghị đưa đại dịch là một trong những trường hợp bất khả kháng để áp dụng Nghị định 46 để hỗ trợ mức cao hơn cho doanh nghiệp.

Một điểm nữa về mức hỗ trợ đối với Thành phố Hồ Chí Minh, doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ du lịch là hai ngành phải nói là thiệt hại rất nặng nề do Covid-19, có những ngành dường như không hoạt động gì cả.

Trong hai năm vừa rồi, ngành du lịch không làm gì cả, kể cả các dịch vụ phục vụ cho lưu trú lữ hành cũng không làm. Cho nên là bây giờ không có thu thì làm sao mình đã đóng tiền thuê đất xin phép, kiến nghị cho phép đối với doanh nghiệp dịch vụ du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm cả lữ hành bao gồm có cả lưu trú và các dịch vụ hỗ trợ cho nó, kể cả doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn thành phố này đều được hưởng mức hỗ trợ là 100% tiền thuê đất của 2 năm 2021 và 2002 là một điều rất là tích cực để mà nuôi sống các doanh nghiệp này.

Bình luận