Tiêu điểm: Nhân Humanity

Ngoại tệ khu vực châu Á giảm, vì sao?

(VOH) – Theo một thăm dò của Reuters, khả năng các đồng tiền châu Á giảm được củng cố, khi một vài ngân hàng trung ương trong khu vực nối gót Fed siết chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát.

Các chuyên gia phân tích đã quay sang đặt cược vị thế bán khống (mua vào và dự định bán ra khi giá giảm) với đồng Nhân dân tệ, lần đầu tiên kể từ đầu tháng 10/2021 do lo ngại kinh tế trì trệ gây ra bởi biện pháp phong tỏa chống COVID-19, có 14 người tham gia thăm dò cho kết quả này.

Các nhà phân tích của Maybank viết trong một lưu ý rằng “Sự tổng hợp của sự thiếu hỗ trợ về chính sách và lập trường zero COVID đã làm giảm sút đi triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc và gây áp lực lên tâm lý đồng Nhân dân tệ”.

Ngoại tệ khu vực châu Á giảm khi các ngân hàng trung ương muốn bắt kịp động thái của Fed
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã tìm cách cân bằng việc nâng lãi suất khỏi mức thấp lịch sử để giải quyết áp lực giá cả do chiến tranh Ukraine gây ra, và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khi khu vực này thoát khỏi suy thoái do COVID-19 gây ra.

Những người tham gia thị trường đã nâng các vị thế bán khống trên đồng ringgit Malaysia lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 8/2021, trong khi với đồng baht Thái, tỷ lệ này đã đạt mức cao nhất kể từ đầu tháng 12/2021.

Tuần trước, ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết họ sẽ tập trung các nỗ lực chính sách tiền tệ vào việc thúc đẩy tăng trưởng chậm chạp ở nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, vì nước này tiếp tục coi áp lực lạm phát là nhất thời.

Tỷ lệ đặt cược giá giảm cũng tăng cho đô la Đài Loan, rupee Ấn Độ và đồng peso của Philippines.

Viễn cảnh mờ nhạt về tiền tệ của thị trường mới nổi diễn ra trong bối cảnh đồng đô la Mỹ tăng ổn định trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất nhiều hơn. Đồng tiền này đã đạt mức cao nhất trong hai năm so với rổ tiền tệ trong tuần này.

Tiền tệ châu Á nhìn chung đang đối diện với áp lực từ lợi tức trái phiếu Mỹ tháng này đã tăng cao, giúp đẩy đồng USD, và dòng vốn chảy ra khỏi khu vực đã tăng”, chiến lược gia cấp cao Mitul Kotecha của TD Securities cho biết.

Thật khó để nhìn thấy bất kỳ sự thay đổi nào đối với các đồng tiền châu Á trừ khi lợi tức của Mỹ giảm xuống một cách quyết định và đến lượt USD đảo chiều mạnh hơn.”

Cược vào đồng rupiah của Indonesia đã nhích gần đến vùng giảm giá sau khi ngân hàng trung ương nước này cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 trong bối cảnh rủi ro từ lạm phát và căng thẳng địa chính trị.

Trong khi đó, các vị thế bán khống đối với đồng won của Hàn Quốc tăng và các vị thế mua đối với đồng đô la Singapore bị cắt giảm mặc dù các ngân hàng trung ương ở cả hai nước gần đây đã thắt chặt chính sách tiền tệ của họ.

Cuộc thăm dò định vị tiền tệ châu Á tập trung vào những gì các nhà phân tích và quản lý quỹ tin rằng chín loại tiền tệ của thị trường mới nổi châu Á đang chiếm ưu thế về vị trí ở thị trường hiện tại: đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng won của Hàn Quốc, đô la Singapore, rupiah Indonesia, đô la Đài Loan, rupee Ấn Độ, peso Philippines, ringgit Malaysia và đồng baht Thái Lan.

Bình luận