Tiêu điểm: Nhân Humanity

Những quốc gia có nhiều hơn một thủ đô

(VOH) - Các cuộc chiến tranh, cuộc cách mạng và các đế chế sụp đổ đã làm thay đổi bản đồ thế giới trong thế kỷ 20. Có một điều được hưởng lợi đáng ngạc nhiên là các thành phố thủ đô.

Chỉ có khoảng 40 quốc gia có thủ đô vào năm 1900, giáo sư David Gordon viết trong phần giới thiệu cuốn sách “Planning Twentieth Century Capital Cities”.

Năm 2000, con số đó đã tăng lên 200 khi các quốc gia mới nổi lên từ sự sụp đổ của đế chế Anh và Pháp, Liên Xô và Nam Tư. Hầu hết quốc gia đều chọn một thành phố duy nhất làm thủ đô của họ.

“Thủ đô là nơi các chính trị gia cùng nhau thông qua luật pháp, nơi thường đặt bộ máy hành chính trung tâm của đất nước”, Gordon-giáo sư quy hoạch đô thị tại Đại học Kingston, Ontario-nói. 

Nhưng một số quốc gia chỉ đơn giản quyết định thành phố đó sẽ là thủ đô. Từ bờ biển Benin đến Vương quốc của eSwatini, có những quốc gia có hai hoặc nhiều thủ đô.

Lý do của họ khác nhau. Khi các quốc gia được hình thành từ các khu vực riêng biệt như Hoa Kỳ hoặc Nam Phi, ông Gordon lưu ý rằng cạnh tranh quyền lực có thể là một yếu tố.

“Không ai trong số họ muốn đối thủ của mình có được lợi thế là trụ sở của chính phủ”, Gordon nói. “Rất phức tạp khi liên quan đến chính trị”.

Hoa Kỳ đã giải quyết xung đột bằng cách thành lập Washington, D.C. Ngược lại Nam Phi đã chọn phân phối quyền hành chính phủ giữa các thành phố Cape Town, Pretoria và Bloemfontein.

Đôi khi, chọn một thủ đô, nói dễ nhưng làm thì khó!

Năm 1973, Tanzania tuyên bố sẽ lập thủ đô mới tại Dodoma, cách thủ đô cũ từ thời thuộc địa của Dar es Salaam hàng trăm dặm.

“Các đế chế có vị trí hành chính trung tâm riêng cho mỗi thuộc địa, thường là trên bờ biển, để có thể dễ trở lại thủ đô của đế quốc”, Gordon nói. “Một xu hướng trong việc chọn thủ đô là vị trí trung tâm của đất nước để dễ tiếp cận hơn với mọi công dân”.

Nhưng sức hút văn hóa của thủ đô lịch sử khó có thể vượt qua. Dar es Salaam vẫn giữ nhiều chức năng của chính phủ và mãi đến năm 2019, tổng thống Tanzania mới chuyển văn phòng của mình đến thủ đô ‘mới’ Dodoma.

Tanzania không phải là quốc gia duy nhất thay đổi nơi đặt thủ đô.

“Canada mất nhiều năm để quyết định về Ottawa”, Gordan nói. “Thủ đô được thay đổi hai năm một lần bởi Liên bang không thống nhất việc thủ đô nên ở đâu”.

Khi đang ngồi nhà và chờ đại dịch Covid-19 qua đi, bạn có nên làm kế hoạch sẽ du lịch đến thủ đô nào không?

1.Benin: Porto-Novo và Cotonou

Benin: Porto-Novo, Cotonou

Thành phố cảng Cotonou tràn đầy năng lượng và chào đón du khách du lịch đến Benin với nhịp điệu hối hả đầy màu sắc và không có gì ngạc nhiên khi thành phố lớn nhất của đất nước này cũng là trụ sở của chính phủ.

Thủ đô chính thức, mất một giờ để đi đến Porto-Novo. Ở đây, sự đông đúc nhường chỗ cho những con đường rợp bóng cây và thiết kế kiến trúc đầy tính lịch sử.

Một sự phân chia quyền lực giữa hai thành phố đã được thực hiện kể từ trước khi Benin giành độc lập hoàn toàn khỏi Pháp vào năm 1960.

2.Bolivia: La Paz và Sucre

Bolivia: La Paz, Sucre

Được bao bọc bởi những đỉnh núi tuyết của dãy núi Andes, La Paz là điểm dừng chân của một thủ đô.

Cáp treo rất phổ biến tại thủ đô La Paz như là phương tiện đi lại giữa hai thành phố. Ngành công nghiệp quặng mỏ đã giúp La Paz trở nên giàu có nổi bật, là đối thủ đáng gờm về sức mạnh kinh tế và chính trị.

Còn thủ đô Sucre đặc biệt với lối kiến trúc mang hơi hướng phương Tây cổ điển, là thủ đô lập hiến của Bolivia.

3.Chile: Santiago và Valparaiso

Chile: Santiago, Valparaiso

Hai thủ đô ngoạn mục của Chile chỉ cách nhau 72 dặm bằng đường bộ nhưng lại là hai thế giới tách biệt. Tại Santiago, thủ đô chính thức, các tòa nhà cao tầng lấp lánh một màu xanh mát mẻ trên nền những đỉnh núi đá.

Ở vị trí cơ quan lập pháp quốc gia, Valparaiso, trung tâm lịch sử đã được UNESCO công nhận vào năm 2003. Thủ đô Valparaiso xinh đẹp đã truyền cảm hứng cho các họa sĩ và nhà thơ, đặc biệt là Pablo Neruda, người đã đạt giải Nobel văn học năm 1971.

4.Côte D’Ivoire( Bờ Biển Ngà): Yamoussoukro và Abidjan

Côte D’Ivoire( Bờ Biển Ngà): Yamoussoukro, Abidjan

Tổng thống Félix Houphouet-Boigny, người trị vì Côte D’Ivoire từ năm 1960 đến 1993, đã tận dụng thời gian của mình tại văn phòng bằng cách biến ngôi nhà thời niên thiếu của ông là Yamoussoukro trở thành thủ đô thứ hai của đất nước vào năm 1983.

Tuy nhiên, so với thủ đô Abidjan ban đầu, Yamoussoukro vẫn còn “buồn ngủ”. Abidjan là trụ sở chính trên thực tế, nơi các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt tại Galerie Cécile Fakhoury đáp ứng kiến trúc hiện đại đầy màu sắc.

5.Cộng hòa Séc: Prague và Brno

Cộng hòa Séc: Prague, Brno

Những ngọn tháp kiểu Gothic và những mái nhà kiểu Baroque dọc theo dòng sông Vltava ở Prague khiến thủ đô này trở nên lôi cuốn hơn, đặc biệt đây là nơi đặc trưng về văn hóa và lịch sử của Cộng hòa Séc.

Trong số các địa điểm ấn tượng nhất là lâu đài Prague, được UNESCO công nhận. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, lâu đài rộng lớn này vẫn là văn phòng chính thức của Tổng thống Cộng hòa Séc.

Nhưng tòa án tối cao của Cộng hòa Séc lại nằm ở thủ đô thứ 2 ít được biết đến, thủ đô Brno. Tại đây, sinh viên ngồi rất nhiều ở những quán cà phê đầy phong cách và những du khách thích phiêu lưu có thể chui xuống một hang nằm dưới lòng đất giống như một hầm mộ chứa hàng chục ngàn bộ xương người.

6.Vương quốc eSwatini: Mbabane và Lobamba

eSwatini: Mbabane, Lobamba

Vương quốc này thường được gọi theo tên cũ là Swaziland, quốc gia không giáp biển này có diện tích tương đối nhỏ tại Châu Phi vào khoảng 17.364 km2. Ở miền núi phía tây, là những ngọn đồi xanh mướt lao xuống những đồng cỏ khô, nóng ngay trên mực nước biển.

Nằm ở trung tâm của Dlangeni Hills, Mbabane là thủ đô hành chính của quốc gia này.

Nếu bạn muốn ngắm nhìn Dinh thự Hoàng gia Ludzidzini, một trong nhiều nơi ở của hoàng gia trên cả nước thì hãy đến thủ đô hoàng gia Lobamba.

Lễ hội âm nhạc và nghệ thuật thường niên của Swaziland cũng là điểm đặc trưng của quốc gia này.

7.Malaysia: Kuala Lumpur và Putrajaya

Malaysia: Kuala Lumpur, Putrajaya

Thủ đô Kuala Lumpur, trụ sở của cơ quan lập pháp và là nhà chính thức của Quốc vương Malaysia. Nơi đây rất sôi động, náo nhiệt suốt đêm với những quán bar trên sân thượng hay lúc kẹt xe vào giờ cao điểm.

Năm 1995, chính phủ bắt đầu xây dựng Putrajaya, một thủ đô yên tĩnh hơn bao quanh bởi một hồ nước nhân tạo. Các đặc trưng nổi tiếng ở đây như Nhà thờ Hồi giáo Putra- Thánh đường màu hồng, hệ thống cầu treo độc đáo bắc ngang các con sông và hồ nhân tạo chảy quanh thành phố.

8.Montenegro: Podgorica và Cetinje

Montenegro: Podgorica, Cetinje

Các lâu đài và bảo tàng lớn minh chứng cho những năm tháng của Cetinje là một thủ đô quyền lực ở Montenegro và nơi ở chính thức của Tổng thống vẫn ở trong Cung điện xanh (Empire-style Blue Palace).

Hiện được xem như là Thủ đô Hoàng gia cũ, Cetinje mất đi sự nổi bật so với thành phố lớn hơn là thủ đô Podgorica. Bây giờ, Podgorica trung tâm hành chính quốc gia. Được biết đến với cái tên Birziminum vào thời La Mã, thủ đô Podgorica có vị trí địa lý thuận lợi nằm ở nơi hợp lưu của sông Ribnica và Moraca cũng là nơi gặp nhau của đồng bằng phì nhiêu Zeta và thung lũng Bjelopavlici đã biến nới đây thành một địa điểm thích hợp cho việc định cư.

9.Hà Lan: Amsterdam và La Hay

Hà Lan: Amsterdam, La Hay

Với kênh đào lịch sử và danh tiếng là một trong những xứ sở có những buổi tiệc tùng nóng nhất Châu Âu, Amsterdam thực sự nổi tiếng.

Mặc dù Amsterdam là thủ đô chính thức được công nhận trong hiến pháp của Hà Lan nhưng La Hay mới là thủ đô hành chính của nước này. Các cơ quan quản lý hành chính của Hà Lan bao gồm nhánh hành pháp và tòa án tối cao được đặt ở thành phố nghiêm trang này trong nhiều thế kỷ.

10.Nam phi: Pretoria, Cape Town và Bloemfontein

Nam phi: Pretoria, Cape Town, Bloemfontein

Đây là quốc gia duy nhất có ba thủ đô, một sự sắp xếp độc đáo để chia sẻ quyền lực giữa các khu vực.

Với vị trí ngoạn mục giữa bờ biển và Table Moutain, Cape Town là thủ đô của các thuộc địa Cape của Anh và vẫn là thủ đô lập pháp của Nam Phi.

Bằng cách phân chia các nhánh chính phủ còn lại giữa Pretoria và Bloenfontein, Cộng hòa mới nổi của Nam Phi đã giúp phân phối quyền lực khắp nơi trên đất nước mới.

Mỗi thủ đô đều có nét quyến rũ riêng của nó: Pretoria được biết đến với những bông hoa jacaranda(còn được gọi là hoa phượng tím) rực rỡ xuất hiện vào tháng 9 mỗi năm, trong khi Bloemfontein đặc trưng với sự thân thiện hiếu khách.

11.Sri Lanka: Colombo và Sri Jayawardenepura Kotte

Sri Lanka: Colombo, Sri Jayawardenepura Kotte

Colombo trải dài như mê cung dọc theo bờ biển Sri Lanka, nhộn nhịp với những khu chợ sáng, các địa danh thời thuộc địa và những bãi biển cát vàng. Đó là một thành phố náo nhiệt, một điểm du lịch khởi đầu hầu hết cho những khách du lịch ghé thăm đất nước này.

Các cơ quan quốc gia và hành pháp của chính phủ cũng ở Colombo nhưng thủ đô chính thức ở Sri Jayawardenepura Kotte được gọi là Kotte. Ở Kotte, Tòa nhà quốc hội Sri Lanka hiện đại nằm trên một hòn đảo nhân tạo.

12.Tazania: Dar es Salaam và Dodoma

Tazania: Dar es Salaam, Dodoma

Năm 1973, chính phủ Tazania tuyên bố dời thủ đô sang Dodoma và xác định đây là địa điểm trung tâm hoàn hảo cho một thủ đô mới.

Mặc dù Dodoma phát triển nhanh chóng với hàng loạt tòa nhà và đường phố rộng lớn, nhưng nhiều chức năng chính phủ vẫn còn ở Dar es Salaam. Có lẽ khó qua khỏi cái bóng  của sự đa dạng văn hóa của Dar es Salaam và những làn gió Ấn Độ Dương, thậm chí còn có một khu bảo tồn tuyệt đẹp ngay ngoài khơi nơi đây.

Phải đến sau gần nửa thế kỷ phát triển, chính phủ Tazania mới có thể chuyển hẳn sang Dodoma. Vào tháng 10 năm 2019 Tổng thống John Magufuli chuyển văn phòng của mình sang thủ đô mới.

Bình luận