Tiêu điểm: Nhân Humanity

Viêm họng hạt - Dấu hiệu nhận biết cùng nhiều cách chữa hiệu quả

(VOH) - Viêm họng hạt là bệnh dễ gặp và rất dễ tái phát nếu người bệnh điều trị không đúng cách. Vậy viêm họng hạt điều trị sao cho hiệu quả và không tái phát?

1. Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính, quá phát của bệnh viêm họng. Viêm họng hạt là tình trạng vùng họng bị viêm nhiễm kéo dài khiến các mô lympho ở thành sau họng phải làm việc trong thời gian dài và phình to ra thành các hạt. Các hạt này có kích thước bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu.

Viêm họng hạt mãn tính tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải khạc đờm,…từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh.

viem-hong-hat-dau-hieu-nhan-biet-cung-nhieu-cach-chua-hieu-qua-voh-1

Viêm họng hạt hình ảnh nhận biết (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân gây viêm họng hạt

Bệnh viêm họng hạt do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến nhất là:

2.1 Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng hạt. Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu bạn không cẩn thận làm tổn thương vùng khoang miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào khoang miệng gây viêm họng hạt.

2.2 Biến chứng của viêm họng cấp

Bệnh viêm họng cấp nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Điều này làm gia tăng nguy cơ chuyển sang viêm họng mãn tính quá phát hay còn gọi là viêm họng hạt.

2.3 Viêm mũi xoang mãn tính

Viêm mũi xoang mạn tính làm dịch chảy từ các xoang xuống thành sau họng khiến niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, không thực hiện được chức năng làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm viêm họng và bắt đầu xuất hiện hạt ở thành sau họng.

2.4 Viêm amidan mãn tính

Dù bạn đã điều trị viêm amidan bằng cách phẫu thuật thì viêm họng hạt vẫn có thể xuất hiện, thậm chí nhiều hơn do các lympho ở thành sau họng sẽ phát triển để bù đắp vào phần đã cắt bỏ.

2.5 Nguyên nhân khác

Viêm họng hạt còn do một số nguyên nhân khác như làm việc trong môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại, khói thuốc lá, do hội chứng trào ngược dạ dày, suy gan và rối loạn dạ dày.

3. Viêm họng hạt triệu chứng là gì?

Sau khoảng 2 – 5 ngày ủ bệnh, viêm họng hạt sẽ gây ra những triệu chứng sau đây. Tùy thuộc tình trạng sức khỏe và diễn tiến bệnh mà bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng gồm:

  • Cảm giác đau rát hoặc khô rát cổ họng.
  • Khó nuốt, nuốt đau.
  • Cổ họng đỏ với các mảng trắng hoặc xám.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Ăn không ngon.
  • Cảm giác vướng họng nên hay khạc nhổ.
  • Hơi thở có mùi.
  • Mệt mỏi, khó chịu.
  • Ngứa cổ họng, ho.
  • Sốt.

Ngay khi có những triệu chứng này, đặc biệt là nó kéo dài không khỏi thì bạn nên đi khám để chẩn đoán xem có bị viêm họng hạt hay không. Khi đi khám họng, nếu thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, có những hạt ở thành sau họng thì bạn đã mắc bệnh viêm họng hạt.

4. Viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm không?

Về bản chất, viêm họng hạt là bệnh viêm họng lành tính. Chỉ những trường hợp chủ quan không điều trị sớm mới gây ra những biến chứng nguy hiểm. Biến chứng viêm họng hạt có thể gồm:

  • Áp xe vòm họng (viêm họng hạt có mủ).
  • Viêm phế quản.
  • Viêm phổi.
  • Viêm xoang.

Khi tình trạng viêm họng trở nặng có thể gây ra viêm ngoài màng tim, viêm khớp,…Bên cạnh đó, nếu để tình trạng viêm họng hạt kéo dài làm cho họng sưng to, ho kéo dài, thậm chí là ho ra máu, khạc ra nhiều đờm, thường xuyên bị những cơn đau đầu dữ dội,...bệnh có thể biến chứng dẫn đến ung thư vòm họng. Chính vì thế, dù là bệnh lành tính nhưng bạn cũng cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách.

5. Điều trị viêm họng hạt bằng cách nào hiệu quả?

Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị viêm họng hạt nhưng để điều trị đạt hiệu quả nhất, người bệnh cần phát hiện sớm và tuân thủ quy trình điều trị. Các phương pháp điều trị viêm họng hạt gồm có:

5.1 Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Tây

Viêm họng hạt nên uống thuốc gì? Nếu điều trị viêm họng hạt theo phương pháp Tây y thì bạn có thể uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc long đờm,…Với những trường hợp bệnh nặng, viêm họng hạt mãn tính thì bác sĩ có thể chỉ định đốt điện.

viem-hong-hat-dau-hieu-nhan-biet-cung-nhieu-cach-chua-hieu-qua-voh-2

Viêm họng hạt thường điều trị bằng thuốc kháng sinh là chủ yếu (Nguồn: Internet)

5.2 Chữa viêm họng hạt theo mẹo dân gian

  • Trị viêm họng hạt bằng súc miệng với nước muối: Nước muối được biết với khả năng sát khuẩn đặc hiệu. Thế nên việc thường xuyên súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm đau cổ họng, chống nhiễm trùng. Lưu ý là khi áp dụng cách chữa viêm họng hạt này, bạn cần phải súc sạch miệng bằng nước trước. Để pha nước muối, bạn pha theo tỷ lệ 9g muối với 1 lít nước.
  • Chữa viêm họng hạt bằng mật ong và chanh: Để hỗ trợ quá trình trị bệnh viêm họng hạt đạt hiệu quả, bạn có thể dùng thêm trà chanh mật ong. Hãy pha một tách trà, khi trà bớt nóng, cho thêm ít nước cốt chanh cùng 1 thìa cà phê mật ong và uống. Loại thức uống này có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ cổ họng.
  • Chữa viêm họng bằng lá tía tô: Khi bị viêm họng hạt, bạn hãy dùng lá tía tô tươi, rửa sạch, nghiền lấy nước uống ngày 5 lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá tía tô, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị viêm họng hạt.

Lưu ý: Những cách chữa viêm họng hạt theo dân gian có thể hiệu quả với một số đối tượng và phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Thực tế, có một số trường hợp đã áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả (nguyên nhân do cơ địa không thích ứng), khi đó hãy đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp hơn.

Bình luận