Tiêu điểm: Nhân Humanity

Khám phá 7 công dụng của khoai mì và các lưu ý khi sử dụng

(VOH) – Khoai mì (sắn) là loại củ gắn liền với đời sống của nhiều người và công dụng của khoai mì cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách khoai mì có thể 'hóa độc'.

Khoai mì là loại củ được tiêu thụ rộng rãi ở các nước đang phát triển, nó cung cấp một lượng lớn dưỡng chất quan trọng và tinh bột kháng có lợi cho sức khỏe. Mặc dù được sử dụng nhiều trong ẩm thực nhưng khoai mì có thể gây nguy hiểm nếu ăn sống với số lượng lớn.

Cùng tìm hiểu xem những công dụng của khoai mì, tác hại cũng như cách chế biến an toàn, để bạn có thể thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình nhé!

1. Củ khoai mì là củ gì?

Khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam gọi là củ đậu) hay sắn (phương ngữ miền Bắc) là một loại củ có tên khoa học là Manihot esculenta, thuộc họ Đại Kích. Tại nhiều nước khác nhau, khoai mì cũng sẽ có những tên gọi khác nhau như cassava, tapioca, mandioca... Ở Mỹ, người ta gọi khoai mì là yuca, manioc hoặc arrowroot Brazil.

Khoai mì có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới, vì có khả năng chịu được các điều kiện trồng khó khăn như khả năng chịu hạn tốt. Đặc biệt, nếu có mảnh vườn hoặc khu ban công, sân thượng rộng rãi, bạn hoàn toàn có thể trồng khoai mì ngay tại nhà

khoai-mi-loi-ich-tac-hai-va-cach-che-bien-an-toan-voh-0

Khoai mì được xem là một trong các cây lương thực chủ đạo ở một số nước (Nguồn: Internet)

Tại Việt Nam, khoai mì là một trong các cây lương thực chủ đạo. Khoai mì có thân nhỏ, cao khoảng 1.5-3m, thân cây có nhựa trắng và có u nần do cuống lá để lại. Lá khoai mì là dạng lá đơn, hình chân vịt. Hoa mọc thành cụm ở ngọn, có cánh. Rễ thuộc dạng rễ củ phình to, có lớp vỏ dày màu vàng nâu bên ngoài, lớp vỏ giữa màu hồng tím, thịt màu trắng có nhiều tinh bột.

Bộ phận được sử dụng phổ biến nhất của khoai mì là củ. Củ khoai mì có thể làm thức ăn cho người, gia súc và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp (như tinh bột, bột khoai mì, bột năng...)

2. Công dụng của khoai mì

Mặc dù được đánh giá là loại thực phẩm không đa dạng thành phần dinh dưỡng, nhưng nếu bạn thêm củ mì vào chế độ ăn một cách hợp lý thì vẫn có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

2.1 Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ trong củ khoai mì có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách hấp thụ các chất độc lắng đọng trong ruột, cũng như làm giảm tình trạng viêm trong đường ruột (nếu có) và ngăn ngừa chứng táo bón.

khoai-mi-loi-ich-tac-hai-va-cach-che-bien-an-toan-voh-1

Ăn khoai mì tốt cho hệ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

2.2 Cung cấp năng lượng

Là thực phẩm giàu carbohydrate nên ăn củ mì có thể giúp tăng năng lượng nhanh chóng, qua đó cải thiện chức năng não bộ và đẩy lùi tình trạng ù lì, lờ đờ...

2.3 Duy trì sức khỏe cơ bắp

Nhờ có sự hiện diện của protein nên một công dụng của khoai mì là giúp duy trì cơ bắp chắc khỏe.

Xem thêm: 9 chức năng và nhu cầu protein hàng ngày của cơ thể

2.4 Loại bỏ cảm giác chán ăn

Các carbohydrate và chất xơ trong của khoai mì có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn tăng cảm giác thèm ăn. Vì thế, nếu bạn đang cảm thấy chán ăn do mệt mỏi hay cảm giác chán nản có thể bổ sung thêm một ít khoai mì vào khẩu phần ăn của mình.

2.5 Không chứa gluten

Khoai mì là thực phẩm thích hợp cho những người không thể dung gluten vì đây là thực phẩm không chứa gluten – một loại protein chính thường có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau.

2.6 Công dụng của khoai mì giảm đau đầu

Sự hiện diện của chất riboflavin trong khoai mì có tác dụng làm giảm đau đầu và đau nửa đầu. Do đó, nếu bạn thường xuyên gặp phải các cơn đau nửa đầu hay đau đầu bạn có thể bổ sung thêm khoai mì.

Xem thêm: Đau nửa đầu thường xuyên, kéo dài nguy hiểm như thế nào?

2.7 Giàu tinh bột kháng

Khoai mì chứa nhiều tinh bột khoáng. Tiêu thụ thực phẩm giàu tinh bột kháng có thể giúp giảm viêm, giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường tuýp 2.

3. Khoai mì có độc không?

Ăn khoai mì mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng loại củ này cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn ăn sống chúng. Khoai mì sống có chứa độc tố, nếu ăn một lượng lớn bạn có thể bị ngộ độc khoai mì.

khoai-mi-loi-ich-tac-hai-va-cach-che-bien-an-toan-voh-2

Ăn khoai mì sống với số lượng nhiều có thể gây ngộ độc khoai mì (Nguồn: Internet)

Trong khoai mì sống có chứa độc tố cyanogenic glycoside, khi vào cơ thể sẽ giải phóng ra xyanua gây ra các tác hại của khoai mì như:

  • Tăng nguy cơ ngộ độc cyanua
  • Suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh
  • Gây tê liệt
  • Tổn thương nội tạng
  • Tử vong

Bên cạnh đó, trong củ khoai mì cũng chứa nhiều các hợp chất phản dinh dưỡng. Đây là hợp chất có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa, đồng thời ức chế sự hấp thụ vitamin và khoáng chất trong cơ thể, tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Một số hợp chất phản dinh dưỡng được tìm thấy trong khoai mì là:

  • Saponin: Có khả năng làm giảm hấp thu một số vitamin và khoáng chất.
  • Phytate: Có thể cản trở quá trình hấp thu magie, canxi, sắt và kẽm.
  • Tanin: Làm giảm khả năng chuyển hóa protein và làm gián đoạn quá trình hấp thu sắt, kẽm, đồng và vitamin B1.

Khi sử dụng khoai mì cần lưu ý không nên kết hợp khoai mì với các thực phẩm sau:

  • Khoai mi và mật ong sẽ gây ngộ độc
  • Khoai mì kỵ với nhãn lồng
  • Khoai mì kỵ với xoài, ổi

4. Cách chế biến khoai mì

Khoai mì sẽ là thực phẩm an toàn nếu được chế biến đúng cách và được ăn với lượng vừa phải.

Dưới đây là một số cách chế biến giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn khoai mì:

  • Gọt vỏ: Vỏ củ sắn chứa hầu hết các hợp chất tạo ra xyanua – một chất độc nguy hiểm. Do đó, bạn nên bóc hết vỏ khoai mì trước khi chế biến để tránh nguy cơ bị ngộ độc cyanua.
  • Ngâm: Nên ngâm khoai mì từ 48 – 60 tiếng trước khi chế biến để làm giảm bớt độc tố có trong củ khoai mì.
  • Nấu: Thông thường các loại độc tố thường chỉ được tìm thấy trong củ khoai sống. Vì thế, việc nấu chín khoai bằng cách luộc, hấp hoặc nướng sẽ là bước quan trọng để giúp loại bỏ chất độc trong khoai mì.
  • Ăn cùng thực phẩm giàu protein: Khi ăn khoai mì với các loại thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, các loại hạt... sẽ giúp loại bỏ xyanua ra khỏi cơ thể.
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Không xem khoai mì như một nguồn dinh dưỡng duy nhất, hạn chế việc ăn khoai mì thường xuyên cũng là cách để bảo vệ sức khỏe chính mình.

Lưu ý: Các chế phẩm từ khoai mì như bột khoai mì, bột năng thường chứa rất ít các hợp chất tạo ra xyanua và chúng cũng an toàn đối với sức khỏe.

5. Món ngon từ khoai mì

khoai-mi-loi-ich-tac-hai-va-cach-che-bien-an-toan-voh-3

Khoai mì có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon (Nguồn: Internet)

Công dụng của khoai mì không chỉ giúp chữa bệnh mà bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ khoai mì, mang hương vị đặc trưng và riêng biệt như khoai mì luộc lá dứa, khoai mì hấp nước cốt dừa, bánh khoai mì nướng, bánh tằm khoai mì, chè khoai mì, canh khoai mì....

Ngoài ra, khoai mì còn được chế biến ra bột năng, bột khoai mì để dùng làm tăng độ đặc sánh cho các món như: súp, các loại chè....

Xem thêm: 'Phát cuồng' với 6 món ngon từ khoai mì, ai cũng làm được dễ dàng!

6. Ăn khoai mì có mập không? Giá trị dinh dưỡng của khoai mì

Một củ khoai mì luộc chín (100gr) chứa 112 calo, trong đó 98% là từ carbohydrate và phần còn lại là một lượng nhỏ protein và chất béo.

Theo nhiều đánh giá, hàm lượng calo có trong củ khoai mì là khá cao so với các loại rau củ cùng loại khác, chẳng hạn như với khoai lang chỉ cung cấp 76 calo hay củ cải đường chỉ cung cấp 44 calo khi so sánh cùng một khẩu phần.

Chính vì thế nếu bạn còn băn khoăn "ăn khoai mì có mập không?" thì các chuyên gia chia sẻ rằng, tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng calo cao thường xuyên có thể khiến cân nặng tăng lên và tăng nguy cơ bị béo phì. Do đó, bạn cần tiêu thụ khoai mì với khẩu phần hợp lý. Một khẩu phần thích hợp sẽ nằm ở khoảng 73-113gr.

Ngoài chứa hàm lượng calo cao, khoai mì cũng cung cấp chất xơ, một số vitamin và khoáng chất như:

  • Carbs: 27 gr
  • Chất xơ: 1 gr
  • Photpho: 5% RDI
  • Canxi: 2% RDI
  • Thiamine: 20% RDI
  • Riboflavin: 2% RDI
  • Khoai mì sau khi luộc chín cũng chứa một lượng nhỏ vitamin C và niacin

Nhìn chung, thành phần dinh dưỡng trong khoai mì tương đối ít. Mặc dù loại thực phẩm này vẫn có cung cấp một số khoáng chất và vitamin cho cơ thể.

Như vậy, công dụng của khoai mì rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, cần biết chế biến đúng cách và ăn có kiểm soát để có thể nhận được các lợi ích từ loại thực phẩm này.

Bình luận