Tiêu điểm: Nhân Humanity

Khách trên tàu du lịch mắc kẹt ở cảng Tây Ban Nha vì thị thực vào Schengen

VOH - Tàu du lịch MSC Armony chở 1.500 hành khách đã bị mắc kẹt ở cảng Barcelona, đông bắc Tây Ban Nha do vấn đề thị thực của một nhóm hành khách người Bolivia.

Nhà chức trách hôm thứ Tư, cho biết 69 người Bolivia không được phép rời tàu vì họ không có giấy tờ hợp lệ để vào khu vực Schengen - không biên giới của Liên minh châu Âu.

Tàu du lịch mắc kẹt ở cảng Tây Ban Nha vì thị thực vào Schengen 1
 Tàu du lịch MSC Armony - Ảnh minh họa

Các quan chức chính phủ Tây Ban Nha tại thành phố cho biết họ đang liên hệ với chính quyền Bolivia và Công ty Du thuyền MSC để giải quyết sự việc. Con tàu đã khởi hành từ Brazin để đi tuyến đường qua Biển Địa Trung Hải.

Hãng thông tấn nhà nước Tây Ban Nha Efe và các phương tiện truyền thông khác cho biết khoảng 1.500 hành khách đang ở trên tàu MSC Armony với hy vọng tiếp tục hành trình đến Croatia.

Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Bolivia hôm thứ Ba cho biết, Đại sứ quán Bolivia tại Tây Ban Nha và Tổng lãnh sự quán nước này tại Barcelona “đang thực hiện các bước thích hợp để giải quyết trường hợp này”, phối hợp với chính quyền Tây Ban Nha cũng như với Công ty Du lịch MSC.

MSC Cruises cho biết “các hành khách dường như đã có giấy tờ hợp lệ khi lên máy bay ở Brazil. Chúng tôi đã được chính quyền thông báo rằng thị thực không có giá trị để nhập cảnh vào khu vực Schengen. Kết quả là hành khách không thể xuống tàu ở Barcelona, ​​​​điểm đến cuối cùng của họ”.

Công ty cho biết con tàu vẫn ở cảng trong khi làm việc với chính quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này.

Khu vực Schengen là khu vực du lịch không cần kiểm tra giấy tờ tùy thân bao gồm khoảng 30 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.

Đầu tuần này , hai quốc gia đã tham gia một phần khu vực du lịch không kiểm tra giấy tờ tùy thân của Châu Âu, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hội nhập của hai nước với Liên minh Châu Âu. Sau nhiều năm đàm phán giữa Romania và Bulgaria để gia nhập khu vực Schengen, giờ đây du khách đến bằng đường hàng không hoặc đường biển có thể tự do đi lại. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra biên giới trên đất liền sẽ vẫn được duy trì do sự phản đối chủ yếu từ Áo, quốc gia từ lâu đã ngăn chặn vì những lo ngại về di cư bất hợp pháp.

Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen ca ngợi sự thay đổi này là một “thành công to lớn cho cả hai nước” và là “thời điểm lịch sử” đối với khu vực đi lại tự do lớn nhất thế giới.

Bình luận