Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) đã chính thức công nhận căn bệnh này là “bệnh tiểu đường tuýp 5” hay còn gọi là “bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ” (MODY).
Đây là dạng bệnh tiểu đường hiếm gặp, được cho là ảnh hưởng tới khoảng 25 triệu người trên thế giới, chủ yếu là thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi có thể trạng gầy yếu, những người bị suy dinh dưỡng khiến cơ thể sản xuất insulin kém.
Dạng bệnh mới này khác biệt hoàn toàn với bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, và đã được chính thức công nhận sau cuộc bỏ phiếu ngày 08/04 tại Hội nghị Đái tháo đường Thế giới do IDF tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, khép lại nhiều năm tranh luận về việc phân loại căn bệnh này.

Bệnh nhân nên được cung cấp chế độ ăn giàu đạm, giảm carbohydrate và bổ sung các vi chất còn thiếu. - Ảnh: Getty Images.
Giáo sư Meredith Hawkins thuộc Trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein (Mỹ) nhận định, việc IDF công nhận đây là “tuýp 5” là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về một vấn đề y tế đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới rất nhiều người.
Bệnh tiểu đường tuýp 5 là một bệnh di truyền hiếm gặp, thường xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên hoặc độ tuổi 20, do đột biến gen được truyền từ cha mẹ sang con. Nếu một người mang gen bệnh, con của họ có 50% nguy cơ mắc bệnh.
Khác với các loại bệnh tiểu đường phổ biến, bệnh này không do béo phì hay lối sống gây ra. Theo các chuyên gia, MODY chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới trẻ tuổi ở châu Á và châu Phi có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 19.
Giáo sư Nihal Thomas, chuyên gia nội tiết tại Trường Cao đẳng Y khoa Christian (Ấn Độ), cho biết, căn bệnh này khiến các tế bào beta tuyến tụy hoạt động bất thường, từ đó dẫn đến sản xuất insulin không đủ.
Ông Thomas chia sẻ: “Do không được công nhận chính thức trong thời gian dài, căn bệnh này chưa được nghiên cứu thiếu đầy đủ và thường xuyên bị chẩn đoán sai”.
Bệnh tiểu đường tuýp 5 lần đầu tiên được mô tả tại Jamaica vào năm 1955, sau đó được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là một dạng tiểu đường riêng biệt. Tuy nhiên, đến năm 1999, phân loại này bị loại bỏ do thiếu bằng chứng khoa học rõ ràng.
Bà Hawkins cho biết, nhiều bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm là mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, mặc dù việc điều trị bằng insulin liều cao có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
Bệnh tiểu đường liên quan đến suy dinh dưỡng thực tế phổ biến hơn bệnh lao và gần tương đương với bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, do không có tên gọi chính thức nên việc chẩn đoán và tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả đã bị cản trở trong nhiều năm.
Theo bà Hawkins, những bệnh nhân này mắc phải khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng tiết insulin, một đặc điểm từng bị bỏ qua trong các chẩn đoán trước đây. Phát hiện này đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận và điều trị đối với căn bệnh này.
Bà cho biết thêm rằng, để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 5, bệnh nhân nên được cung cấp chế độ ăn giàu đạm, giảm carbohydrate và chú ý bổ sung các vi chất còn thiếu.