Tiêu điểm: Nhân Humanity

Biện pháp xử lý tổn thương ở xương bánh chè

(VOH) - Xương bánh chè giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối. Xử lý đúng cách khi xương bánh chè bị tổn thương sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm.

1. Xương bánh chè là gì?

Cấu tạo khớp gối gồm có 3 xương là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối, nằm ở trước đầu dưới xương đùi.

bien-phap-xu-ly-ton-thuong-o-xuong-banh-che-voh

Xương bánh chè (Nguồn: Internet)

Xương bánh chè là một xương vùng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối.

Các tổn thương xương bánh chè thường gặp là gãy xương bánh chè, vỡ xương bánh chè, trật xương bánh chè, rạn xương bánh chè,…Theo thống kê, gãy xương bánh chè chiếm khoảng 2 – 4% tổng số các trường hợp gãy xương.

2. Các nguyên nhân làm tổn thương xương bánh chè

Xương bánh chè có thể bị tổn thương trong các trường hợp sau đây:

  • Chấn thương trực tiếp hay té ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng.
  • Đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp.
  • Bị đánh, ném vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè.
  • Tập thể dục co gấp cẳng chân đột ngột.
  • Bị vũ khí sát thương như bom, mìn, đạn bắn,…

Một trong những tổn thương phổ biến nhất ở xương bánh chè là gãy xương bánh chè. Khi đó, người bệnh sẽ nhìn thấy khớp gối bị sưng nề to, mất các lõm tự nhiên. Nếu người bệnh đến cơ sở y tế muộn, có thể có vết bầm tím ở dưới da. Ấn nơi xương gãy sẽ thấy đau. Sờ thấy khe giãn cách giữa 2 đoạn gãy.

bien-phap-xu-ly-ton-thuong-o-xuong-banh-che-voh

Gãy xương bánh chè là loại tổn thương phổ biến (Nguồn: Internet)

Khi bị gãy xương bánh chè đầu gối nhiều người thường nhầm tưởng với tình trạng bong gân khớp gối vì tổn thương cũng sưng và đau vùng gối. Điều này khiến việc khắc phục tổn thương xương bánh chè bị sai cách, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm mủ khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi, xơ hóa, vôi hóa các dây chằng bao khớp, lệch xương bánh chè,…

3. Xử lý tổn thương xương bánh chè đúng cách

Khi bị chấn thương khớp gối mà chưa thể xác định tình trạng bên trong thì bạn cần nghỉ ngơi, bất động chân để theo dõi. Để giảm đau, bạn nên lấy khăn lạnh hoặc gói đá vào khăn và chườm lạnh lên vị trí tổn thương khoảng 20 phút. Sau đó theo dõi, nếu tình trạng sưng đau phù nề không giảm hoặc đau càng tăng thì có thể là tổn thương hoặc gãy xương bánh chè.

Nếu gãy xương bánh chè cần cơ sứu bằng cách cố định tạm thời từ khúc 1/3 giữa đùi đến bàn chân trên nẹp ê-ke gỗ, nẹp Crame trong tư thế duỗi gối hoàn toàn. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý.

bien-phap-xu-ly-ton-thuong-o-xuong-banh-che-voh

Khi bị chấn thương ở khớp gối nên kiểm tra xem có chấn thương xương bánh chè hay không (Nguồn: Internet)

Gãy xương bánh chè nếu được  điều trị sớm, đúng cách thì xương sẽ nhanh liền và phục hồi chức năng khớp gối tốt sau 3 – 4 tháng.

Trường hợp gãy vỡ xương bánh chè thành hai hoặc nhiều mảnh, xương sẽ bị toác rộng và có thể tràn máu vào gối, thông vào khớp. Trường hợp này nên cố định ngay khớp gối thẳng, giảm đau và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa.

Hiện nay, xương bánh chè vỡ đã được mổ rất thành công. Sau mổ, ổ gãy được cố định vững chắc, bệnh nhân gấp duỗi, vận động được sớm mà không cần bó bột hay cố định lâu (làm hạn chế động tác của khớp).

4. Phòng tránh tổn thương xương bánh chè

Để tránh làm tổn thương xương bánh chè, bạn nên:

  • Tập thói quen khởi động trước khi vận động, luyện tập, lao động nặng.
  • Dùng băng thun quấn bảo vệ đầu gối khi chơi đá bóng, thi đấu điền kinh, trượt tuyết,…
  • Tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như ngồi xổm, quỳ gối, tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp, khuân vác vật nặng,…
  • Đi giày dép có đế rộng, độ cao vừa phải (khoảng 3cm).
Bình luận