35% viên chức địa phương tại Nhật Bản bị người dân ngược đãi

NHẬT BẢN - Khoảng 35% viên chức chính quyền địa phương ở Nhật Bản phải đối mặt với hành vi ngược đãi hoặc lăng mạ từ người dân.

Kết quả khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông về tình trạng quấy rối nơi công sở trong 3 năm qua cho thấy, các viên chức nhà nước, những người được coi là "người phục vụ nhân dân" theo Hiến pháp, thường xuyên nhận được những yêu cầu vô lý từ người mà họ phục vụ.

"Các công ty tư nhân có thể lựa chọn khách hàng của mình, nhưng chính quyền địa phương cần cung cấp dịch vụ hành chính cho mọi người, điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả", một quan chức của bộ cho biết.

nhat-ban-250425
35% viên chức địa phương tại Nhật Bản bị người dân ngược đãi

Khi vấn đề "kasu-hara", một thuật ngữ lóng tiếng Nhật dùng để chỉ hành vi quấy rối của khách hàng, ngày càng được công chúng quan tâm, nhiều chính quyền địa phương và công ty đang hành động để bảo vệ người lao động.

Cuộc khảo sát công chức được tiến hành vào tháng 11 và tháng 12/2024, bao gồm 388 chính quyền địa phương được lựa chọn ngẫu nhiên trên khắp Nhật Bản và nhận được 11.507 phản hồi từ những người làm việc trong khu vực hành chính, không bao gồm giáo viên.

Trong khi đó, cuộc khảo sát do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi thực hiện đối với các công ty và tổ chức tư nhân khác vào tháng 5/2024 cho thấy, 10,8% nhân viên đã từng phải chịu hành vi ngược đãi hoặc lăng mạ từ khách hàng.

Chính phủ Nhật Bản đã đệ trình lên quốc hội một dự luật sửa đổi yêu cầu các công ty phải thiết lập các quy tắc rõ ràng chống lại hành vi lạm dụng của khách hàng và công chúng và thiết lập một hệ thống để nạn nhân nộp đơn khiếu nại.

Các thành phố cũng sẽ được yêu cầu thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này.

Bình luận