Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá cà phê hôm nay 21/6/2022: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng mạnh

(VOH) Giá cà phê ngày 21/6 điều chỉnh tăng nhẹ. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ”.

Giá cà phê trong nước, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 42.900 đồng/kg, giá thấp nhất  tại tỉnh Lâm Đồng là 42.300 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà tăng 100 đồng/kg, ở mức 42.400 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 42.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk tăng 100 đồng/kg, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 42,900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 42,800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 42,800 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 42,800 đồng/kg..

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 42,800 đồng/kg..

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức  42,800 đồng/kg..

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  46,800 đồng/kg..

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

42,400

+100

Lâm Hà (Robusta)

42,400

+100

 Di Linh (Robusta)

42,300

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

42,900

+100

Buôn Hồ (Robusta)

42,800

+100

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

42,800

+100

Ia Grai (Robusta)

42,800

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

39,900

42,800

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

42,800

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

46,800

+100

FOB (HCM)

2.119

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 21/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Tuần qua, giá cà phê phái sinh chao đảo không ngừng, gây không ít hoang mang cho người sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.

Nhận định về thị trường, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho biết, khoảng 10 ngày qua, giá trên hai sàn cà phê phái sinh biến động dữ dội ngay trong từng phiên giao dịch. Tại sàn London, nơi các nhà kinh doanh thường sử dụng để tham chiếu, có ngày biên độ giữa mức thấp và cao nhất đến gần 90 USD/tấn (8/6/2021), còn giao dịch mỗi ngày tăng/giảm từ 30-40 USD/tấn là chuyện bình thường.

Dù thị trường chưa có thông tin nào về thời tiết có thể ảnh hưởng đến yếu tố cung cầu, giá cà phê phái sinh vẫn chao đảo không ngừng, gây không ít hoang mang cho người sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.

Theo chuyên gia, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do phiên họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dịp giữa tuần qua đã gây hiệu ứng lên giá không thua gì tin thời tiết. Fed công bố do tình hình kinh tế chưa ổn định sau đại dịch Covid-19, lộ trình tăng lãi suất được định phải đến cuối năm 2023 và chuyện cuốn chiếu kế hoạch cung ứng vốn hàng tháng mua trái phiếu cũng chưa được tính tới. Vậy là kế hoạch kinh doanh của giới đầu cơ trên thị trường bị đảo lộn, họ quay lại mua đồng USD, đẩy DXY lên trên 92,30 điểm vào ngày 18/6, mức cao nhất tính từ hơn 2 tháng nay.

Vị chuyên gia nhận định thêm, chính điều này là giá Arabica mất gần 5% giá trị trong tuần qua. Một số nhà phân tích tin rằng DXY còn mạnh thêm trong những ngày tới. DXY càng tăng, càng ngăn trở đường lên của giá hàng hóa thương phẩm.

Trong bối cảnh vừa qua, giá cà phê Robusta giảm ít hơn so với Arabica, tính chung tuần vừa rồi sàn London chỉ mất 3 USD/tấn ở kỳ hạn giao tháng 9/2021, so với mức 170 USD/tấn của sàn New York.

Nguyên nhân do tồn kho của sàn London đang ở mức thấp, trong khi đó, lượng cà phê xuất đi từ Việt Nam không mạnh vì giá cước tàu biển chưa hạ nhiệt do hàng hóa xuất nhập khẩu đang ứ tại các đầu cảng. Còn tại thị trường trong nước, giá cà phê vẫn đứng tại mức cao.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” trong 5 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch Covid-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil hay Colombia.

Tháng 5, giá cà phê robusta nội địa có xu hướng phục hồi theo giá thế giới. Mặc dù vậy, thị trường cà phê trong nước giao dịch khá trầm lắng và chi phí phân bón cao tiếp tục tạo áp lực cho người trồng cà phê.

Lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải và Bắc Kinh đang dần được dỡ bỏ. Điều này khiến một số người tham gia thị trường cho rằng tiêu thụ cà phê sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.

Giá cà phê thế giới giảm

Khảo sát phiên giao dịch 9h00 sáng ngày 21/6/2022,  giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.064 USD/tấn sau khi giảm 0,05% (tương đương 1 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 227,65 US cent/pound, giảm 1,85% (tương đương 4,3 US cent) .

Giá cà phê hôm nay 21/6/2022: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” 2
Giá cà phê hôm nay 21/6/2022: Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” 3

Trong quý I/2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Canada đạt mức 6.242 USD/tấn, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn tăng.

Quý I/2022 so với quý I/2021, Canada giảm nhập khẩu cà phê từ Colombia, Brazil và Việt Nam, nhưng tăng nhập khẩu từ Mỹ, Peru và Guatemala.

Nhập khẩu cà phê của Canada từ Mỹ trong quý I/2022 đạt 12,62 nghìn tấn, trị giá 95,91 triệu USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 24,9% về trị giá so với quý I/2021.

Thị phần cà phê của Mỹ trong tổng lượng nhập khẩu của Canada tăng từ 15,73% trong quý I/2021 lên 19,03% trong quý I/2022.

Ngược lại, Canada giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với mức giảm 22,7% về lượng, nhưng tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt xấp xỉ 1,14 nghìn tấn, trị giá 3,53 triệu USD.

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Canada giảm từ 2,2% trong quý I/2021 xuống còn 1,72% trong quý I/2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Bình luận