Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 19/2/2022: Bất ngờ sụt giảm mạnh

(VOH) - Giá tiêu ngày 19/2 giảm 1.000- 1.500 đồng/kg.Thị trường đi xuống nhiều đại lý đang tranh thủ hạ giá mua vào. Xuất khẩu đầu tháng 2 giảm nhưng tăng giá trị.

Giá tiêu trong nước sáng nay ổn định, giá tiêu cao nhất ở ngưỡng 86.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 83.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) giảm 1.500 đồng/kg, dao động trong  mức 84.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 83.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng  86.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 85.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 83.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

84,000

-1.500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

83,000

-1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

84,000

-1.500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

86,000

-1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

85,000

-1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

83, 500

-1.000

Giá tiêu hôm nay 19/2/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg so với cùng thời điểm hôm qua. Thị trường đi xuống nhiều đại lý đang tranh thủ hạ giá mua vào.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 2/2022 đạt 4.438 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 20,66 triệu USD, đưa xuất khẩu 1,5 tháng đầu năm lên đạt 20.222 tấn, giảm 13,64% về lượng nhưng lại tăng 39,63% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.654 USD/tấn, giảm 0,98% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 1/2022.

Theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới, thị trường tuần này cho thấy triển vọng khá tích cực. Mặc dù đồng Rupee của Ấn Độ suy yếu so với Đô la Mỹ, ghi nhận mức giảm giá 1% nhưng giá tiêu Ấn Độ phản ứng tích cực với điều này.

Năm 2021, cơ cấu chủng loại hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch khi tăng xuất khẩu hạt tiêu trắng và hạt tiêu trắng xay, theo báo cáo từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Theo đó, xuất khẩu hạt tiêu trắng của Việt Nam trong năm 2021 đạt xấp xỉ 22,3 nghìn tấn, trị giá 113 triệu USD, tăng 1,0% về lượng và tăng 56% về trị giá so với năm 2020.

Hạt tiêu trắng của nước ta trong năm 2021 được xuất khẩu sang khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.

Trong đó, hạt tiêu xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: Đức (4,77 nghìn tấn); Mỹ (2,57 nghìn tấn); Thái Lan (1,83 nghìn tấn); Trung Quốc (1,53 nghìn tấn); Hà Lan (1,44 nghìn tấn).

Trong thời gian này, xuất khẩu hạt tiêu trắng sang Thái Lan tăng 1,8%; sang Trung Quốc tăng 15,8%; nhưng xuất khẩu sang Đức giảm 5,0%; sang Mỹ giảm 22,1%; sang Hà Lan giảm 13,3%.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Khảo sát giá tiêu sáng ngày 19/2/2022, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) giảm 33,35 Rupi/tạ, ở mức 41,300 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 12 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây dự báo trong ngắn hạn, thị trường hạt tiêu thế giới sẽ sôi động hơn khi Trung Quốc và Việt Nam quay trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Nhu cầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng trở lại, trong khi nguồn cung được bổ sung từ Việt Nam.

Tại cuộc họp của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) diễn ra hồi tháng 1, ông Đinh Xuân Thu, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại xanh Thu Thủy cho rằng, khả năng giá có thể tăng vào tháng 3-4 do Trung Quốc tăng mua sau khi mở cửa trở lại và các đại lý trong nước tăng tích trữ Hồ tiêu sau khi mùa vụ cà phê kết thúc.

Đến quý II, giá có thể tăng từ 85.000-90.000 đồng/kg và mức giá 100.000 đồng/kg có thể đạt vào tháng 9-10.

Thị trường Trung Quốc thời gian qua có sức ảnh hưởng khá lớn đến giá tiêu nội địa của Việt Nam. Đây là thị trường tiêu thụ tiêu lớn thứ hai của Việt Nam trong năm 2021 (sau Mỹ) với khối lượng hơn 38 ngàn tấn, chiếm 14% tỷ trọng. Tuy nhiên, con số này giảm tới gần 32% so với năm 2020.

Việc Trung Quốc mua chậm hoặc thậm chí ngừng mua tùy thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá tiêu trong những tháng cuối năm 2021.

Cụ thể, từ mức thu mua bình quân 3.000-4.000 tấn/tháng thì trong tháng 10 Trung Quốc chỉ mua 546 tấn, tháng 11 mua 463 tấn, tháng 12 mua 513 tấn. Điều này kéo theo giá tiêu giảm mạnh trong giai đoạn cuối năm.

Sau khi tiệm cận mức giá 89.000 đồng/kg vào giữa tháng 10/2021, giá giảm 2.000-3.000 đồng cho tuần tiếp theo. Kể từ đó đến cuối tháng 12/2021 giá liên tục giảm và có thời điểm xuống 78.000 đồng/kg. Mặc dù vậy, giá tiêu trong năm 2021 vẫn tăng tới 48%.

Nhu cầu nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm có chậm lại so với 6 tháng đầu năm do áp dụng các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ nhập khẩu.

Bình luận