Tiêu điểm: Nhân Humanity

Giá tiêu ngày 30/8/2022: Đứng giá

(VOH) Giá tiêu ngày 30/8 trong xu hướng đi ngang. Tình hình xuất khẩu tháng 8/2022 không mấy khả quan. Tuy nhiên, thương nhân Trung Quốc trở lại thị trường Việt Nam.

Giá tiêu hôm nay 30/8 duy trì xu hướng đi ngang, giá cao nhất ở ngưỡng 70.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  66.500 đồng/kg tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 67.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 66.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 70.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 68.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 67.0000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

67,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

66,500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

67,500

 

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

70,000

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

68.500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

67, 000

0

Giá tiêu hôm nay 30/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay tiêp tục đi ngang ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua.

Thông tin LĐO, ông Nguyễn Văn Việt - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, 8 tháng năm 2022, xuất khẩu các mặt hằng nông, lâm, thủy sản đạt 36,3 tỷ, thặng dư đạt 6,3 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu trên 2 tỉ USD, gồm: Cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ).

Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước, trong đó có hồ tiêu khoảng 712 triệu USD (tăng 8,2%). Còn theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, giá trị kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 639,84 triệu USD. Trong đó tháng 7/2022 đạt 80,12 triệu USD.

Đặt điều kiện các số liệu của 2 cơ quan tương đồng nhau, có thể thấy xuất khẩu hồ tiêu tháng 8/2022 tiếp tục giảm cả về sản lượng và giá trị, tuy vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước. Với xu thế giảm qua các tháng như hiện nay, mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD của mặt hàng này trong năm 2022 còn rất khó khăn.

Theo các chuyên gia, thị trường Âu – Mỹ và Trung Đông đang mua hồ tiêu Brazil nhiều hơn. Vì quốc gia này sắp vào vụ thu hoạch nên bán bớt hàng tồn trong bối cảnh giá logicstic thuận lợi hơn những nước khác. Trong khi thị trường Trung Quốc vẫn còn chưa thể khởi sắc trong ngắn hạn. Giá cà phê tăng vọt cũng góp phần đẩy giá tiêu vào thế bất lợi. Lạm phát tăng cao giữa bối cảnh có thể Fed tiếp tục nâng lãi suất... Đang là những khó khăn cho thị trường hồ tiêu hiện tại.

Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, các thương nhân Trung Quốc đã hoạt động trở lại hoạt động thu mua tại Việt Nam và Indonesia. Tuy nhiên, sức mua vẫn còn hạn chế và nhu cầu của các khu vực khác như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) không tăng. Do đó, giá tại Việt Nam không bật tăng được và có xu hướng giảm nhẹ trước sức cạnh tranh của tiêu Brazil.

Nedspice tổng kết, xu hướng giảm giá trong những tháng qua đã không khuyến khích việc trữ hồ tiêu lâu dài, đặc biệt là những người sử dụng các khoản vay đầu cơ. Những tín hiệu tích cực cho vụ mùa tiếp theo của Việt Nam, cùng với chi phí giữ hàng cao, đã dẫn đến tình trạng tương đối trầm lắng. Thị trường không có nhiều áp lực mua

Giá tiêu thế giới hôm nay

Vào ngày 23/8, ông Mak Ny, Chủ tịch Liên đoàn Hạt tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), cho biết, ngành hồ tiêu đang phải đối phó với xu hướng giảm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu.

Ông cho rằng, điều này xuất phát từ sự lây lan kéo dài của đại dịch COVID-19, cuộc tấn công quân sự của Nga ở Ukraine kết hợp với sự không chắc chắn xung quanh tăng trưởng kinh tế.

Ông nhận định, việc xuất khẩu hạt tiêu cũng bị kìm hãm do giá mặt hàng này giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, khiến người nông dân do dự trong việc bán cho thương lái.

Trong khi đó, sản lượng bị ảnh hưởng đáng kể do lượng ánh sáng mặt trời không đủ để làm khô quả trong bối cảnh quốc gia này chứng kiến lượng mưa cao bất thường.

Việt Nam vẫn là nước mua hạt tiêu lớn nhất của Campuchia, phần lớn do thiếu kho bãi và cơ sở sấy khô nội địa, cùng với chi phí đắt đỏ liên quan đến việc xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường xa hơn.

Ông Mak Ny cho biết, CPSF đang cử ra một nhóm xem xét và đánh giá liệu có khả năng vận chuyển hạt tiêu sang các nước Trung Đông hay không, The Phnom Penh Post đưa tin.

Bình luận